Ngay mùa World Cup, dân Nga phản đối sửa đổi tuổi hưu

Quốc tế - Ngày đăng : 16:30, 02/07/2018

Dân Nga đang phấn khích vì đội tuyển quốc gia loại Tây Ban Nha khỏi World Cup 2018, nhưng họ cũng xuống đường phản đối kế hoạch tăng tuổi hưu trí.

Theo báo Moscow Times, mức tuổi hưu 60 và 55 đối với nam-nữ lao động Nga được áp dụng từ thời lãnh tụ Josef Stalin, và các nhà kinh tế học từ lâu đề nghị nâng tuổi hưu.

Nhưng các quan chức cũng biết rõ làm thế có thể “gây bão”. Như lần gần nhất tiến hành nhiều thay đổi lớn, nhiều ích lợi được chuyển thành tiền mặt- hồi năm 2005 đã khiến bùng phát sự phản đối. Lúc đó, Tổng thống Vladimir Putin hứa khi nào ông còn nắm quyền thì sẽ không có chuyện tăng tuổi hưu.

''Lịch sử để lại” bị xóa, người dân sợ chết khi đang lao động

Nhưng đúng ngày khai mạc World Cup 2018 hôm 14.6, chính quyền Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev công bố sửa đổi tuổi hưu trí, theo đó từ năm 2028, tuổi nhận lương hưu của nam lao động đổi từ 60 lên 65 tuổi. Và từ năm 2034, tuổi nhận lương hưu của nữ lao động đổi từ 55 lên 63 tuổi. Lương hưu trung bình ở Nga là 14.000 rúp.

Người ủng hộ sự sửa đổi nói tuổi hưu trẻ hơn là từ “lịch sử để lại” của thời Liên Xô, không còn phù hợp với một nền kinh tế thị trường. Nhưng người chỉ trích nói tuổi thọ của nam giới Nga có khi thấphơn mức tuổi hưu sửa đổi, có nghĩa giới lao động này sẽ phải “cày” cật lực và rất có khả năng họ chết khi đã lớn tuổi mà vẫn phải lao động.

Một kỹ sư giấu tên họ, chỉ choMoscow Timesbiết tên gọi là Vasily, 50 tuổi, nói: “Tôi không nghĩ mình sẽ đạt đến tuổi hưu sửa đổi. Tôi muốn đi du lịch khắp thế giới trước khi chết, nhưng nay tôi sợ sẽ chết ngay trong lúc lao động”.

Giới trẻ cũng lo ngại vì họ sẽ phải lao động một thời gian rất dài trước khi được hưởng lương hưu. Vitaly, 16 tuổi, nói: “Chính quyền không hành động vì quyền lợi nhân dân. Ở đây, chúng tôi không hề có triển vọng sáng nào cho tương lai”.

Cuộc biểu tình"Thẻ đỏ dành cho Medvedev"

Trước đó, ngay sau khi sựsửa đổi tuổi hưu được chính phủ công bố, đã có gần 2,6 triệu người góp chữ ký trực tuyến để phản đối, và Tổng thống Putin vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư được 3 tháng (ông nhậm chức đầu tháng 5) đã phải chứng kiến việc ông bị giảm tín nhiệm: trong một tuần tháng 6, uy tín ông giảm từ 72 xuống còn 63%, theo đơn vị thăm dò dư luận VTsIOM có nhà nước tài trợ.

Giới chính trị đối lậpcũng đã kêu gọi biểu tình phản đối, trong khi Đảng Cộng sản Nga còn kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny nói: “Việc Medvev và Putin tăng tuổi hưu là một tội ác, cướp tiền của hàng chục triệu lao động với cớ “cần một cuộc cải cách”.

Nhiều cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch cuối tuần qua, từ Vladivostok ở vùng Viễn Đông Nga, hoặc với 4.500 người xuống đường ở Omsk thuộc Siberia.

Chiều 1.7, khoảng 200 người biểu tình ở thành phố Tver (cách Moscow 180 km về phía tây bắc) đội mưa phản đối.Cuộc biểu tình ở đây theo kêu gọi của phong trào chính trị Nước Nga Mở cửa của đại gia lưu vong Mikhail Khodorkovsky.

Một đại diện là Artyom Vazhenkov, nói mục tiêu cuộc biểu tình là Tổng thống Putin sa thải Thủ tướng Medvedev. Vì thế, ban tổ chức mở cuộc vận động chữ ký và phát áo thuntheo chủ đề World Cup “Thẻ Đỏ dành cho Medvedev”.

Vazhenkov còn nói phong trào cũng đã gửi thư đến Cộng sản Nga, cũng tổ chức biểu tình phản đối ở Tver để mời đảng này tham gia cùng, nhưng không nhận được hồi âm.

Nước Nga Mở Cửa cũng ủng hộ các tình nguyện viên của thủ lĩnh đối lập Navalny. Tình nguyện viên Andrei Prokudin nói dù phong trào phản đối chỉ vừa sục sôi nhưng cũng đã hiện rõ sự phân hóa giữa các đảng khác nhau, gồm những tổ chức được Điện Kremlin tài trợ, ủng hộ hoặc hợp tác.

Produkin giải thích việc Đảng Cộng sản Nga có lý do từ chối tham gia cùng Nước Nga Mở cửa: “Ban đầu Putin núp sau Medvedev, rồi ông ấy có được các đảng đối lập giả tổ chức vài cuộc phản đối để người dân tin họ có một tiếng nói chung. Tiếp đó, Putin sẽ sớm tiến hành vài sửa đổi giảm tính khắc nghiệt để người dân có cảm tưởng ông ấy thật sự là người tốt. Cứ chờ xem”.

Cảnh sát không bắt người biểu tình, đảng viên cam kết "không có ý kiến khác"

Với khoảng 20 cảnh sát đứng nhìn, số người biểu tình tập trung ở quảng trường chính của thành phố Tverđể giải thích lý do chống sửa đổi tuổi hưu, và họ bàn nên hành động kiểu nào. Một số người ký tên vào cuộc vận động của Nước Nga Mở Cửa, trong khi số khác hô vang: “Medvedev nên từ chức” và “Nga không Putin”.

Theo báo Moscow, xem ra chính quyền Nga hy vọng bầu không khí lễ hội vui vẻ của giải vô địch bóng đá thế giới 2018 sẽ kéo giảm tác động của “tin buồn” từ sự sửa đổi tuổi hưu.

Báo Guardian ghi nhận không có chuyện cảnh sát bắt giữ người biểu tình, ngay cả ở các thành phố không được chính thức cấp phép biểu tình.

Không có cuộc biểu tình nào ở 11 thành phố tổ chức thi đấu World Cup, do đã có lệnh cấm biểu tình trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao này.

Các thủ lĩnh đối lập nói các cuộc biểu tình thu hút được 3.000 người tham gia ở nhiều thành phố Nga. Nhưng không thể rõ các cuộc biểu tình này sẽ đạt được kết quả nào. Nhà phân tích chính trị Gleb Pavlovsky nói: “Hôm nay là một thời điểm quan trọng, nhưng chúng ta cần chờ xem sự bất mãn này có trở thành một khuynh hướng hay không”.

Moscow Times ngày 27.6 cũng đưa tin các thành viên đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất được chỉ đạo ký cam kết không phê phán cuộc sửa đổi tuổi hưu của người lao động Nga. Hạn chót để ký là ngày 28.6.

Trang tin điện tử Newstracker.ru đưa tin một tờ báo ở vùng Stavropol (tây nam Nga) đã bị yêu cầu nộp những bài báo đưa tin về cuộc sửa đổi tuổi hưu mà “bấtchấp khuyến cáo mạnh của chính quyền vùng”.

Một đảng viên Nước Nga thống nhất ở Stavropol đề nghị giấu tên, nói với trang tin trên: thủ lĩnh của đảng, ông Andrei Turchak tuần trước chỉ đạo: ''Không thể có những ý kiến khác về kế hoạch sửa đổi tuổi hưu”. Báo thương mại điện tử RBC cũng dẫn lời hai nghị sĩ Hạ viện Nga giấu tên cho biết chỉ đạo của ông Turchak như sau: “Không thể chấp nhận tư tưởng khác biệt ngay trong đảng ta. Đảng sẽ bám sát chặt chẽ các hoạt động ở cấp địa phương”.

Bảo Vĩnh (theo Moscow Times, Guardian)

Trần Trí