Hơn 2 tuần trước, trang Hoàn cầu thời báo đã đăng bài có tính chất gợi mở ASEAN là nguồn khởi phát của vi rút gây COVID-19.

Báo Trung Quốc gợi ý ASEAN có thể là nguồn khởi phát của vi rút gây COVID-19

Anh Tú | 25/02/2021, 07:33

Hơn 2 tuần trước, trang Hoàn cầu thời báo đã đăng bài có tính chất gợi mở ASEAN là nguồn khởi phát của vi rút gây COVID-19.

Dư luận ASEAN đang dậy sóng sau khi nhật báo Politiken của Đan Mạch hôm 22.2 đã đăng một bài báo đặt câu hỏi liệu chợ Chatuchak (Thái Lan) có thực sự là “nơi đã mang coronavirus đến Vũ Hán hay không”. Đáng chú ý, báo trích dẫn lời nhà dịch tễ học người Đan Mạch Thea Kolsen Fischer, người đang làm nhiệm vụ tìm hiểu thực tế gần đây của WHO tại Trung Quốc cho biết Đông Nam Á có thể là nguồn lây nhiễm vi rút.

who.jpeg
Các chuyên gia WHO trong đoàn điều tra đến Trung Quốc

Politiken đã báo cáo niềm tin của Fisher rằng những động vật kỳ lạ được bán tại Chatuchak, bao gồm rắn, nhện, cầy và dơi - những loài sau đó tới Vũ Hán của Trung Quốc và được cho là khởi nguyên gây ra coronavirus.

Nhưng ngay hôm sau, 23.2, Fischer thanh minh rằng tờ báo trích dẫn không chính xác ý bà. Fischer nói rằng bà chỉ nói về những phát hiện gần đây rằng dơi móng ngựa đã được phát hiện là vật chủ chứa vi rút rất giống với Sars-CoV-2.

Thực ra, không phải Politiken (nhật báo tại Copenhagen được thành lập vào năm 1884) là tờ đầu tiên đặt nghi vấn ASEAN là nơi xuất phát của coronavirus. Hơn 2 tuần trước, trang Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo – Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) đã đăng bài có tính chất gợi mở với tựa đề: “Các chuyên gia toàn cầu xem xét kỹ lưỡng Đông Nam Á như mục tiêu của họ trong việc truy tìm nguồn gốc của coronavirus”. Bài báo cũng dựa trên ý kiến của một nhà khoa học người Đan Mạch trong đoàn điều tra của WHO. Cụ thể, bài báo viết một số ý như sau:

“Chợ hải sản Huanan có thể không phải là nơi khởi phát COVID-19, mẫu dơi và tê tê ở Vũ Hán cũng không cung cấp được bằng chứng về nguồn gốc coronavirus, trong khi vi rút rất khó bị rò rỉ từ các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo một báo cáo do các chuyên gia từ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng công bố vào 9.2.

Các chuyên gia từ nhóm phối hợp Trung Quốc-WHO truy tìm nguồn gốc coronavirus cho biết các cuộc điều tra đã đặt cơ sở cho việc truy tìm nguồn gốc coronavirus ở những nơi khác và việc truy tìm toàn cầu sẽ không giới hạn ở bất kỳ địa điểm nào.

Rất có thể vi rút đã được đưa từ vật chủ trung gian sang người. Peter Ben Embarek, một nhà khoa học người Đan Mạch đứng đầu nhóm WHO, cho biết có khả năng vi-rút được truyền từ thực phẩm đông lạnh.

Liang Wannian, một thành viên của nhóm nghiên cứu chung WHO-Trung Quốc cho biết: Việc xác định trình tự vi rút ở dơi và tê tê cho thấy chúng không đủ khả năng đóng vai trò là tổ tiên trực tiếp của coronavirus” và rằng mẫu dơi và tê tê ở Vũ Hán không xác định được bằng chứng về coronavirus và các mẫu khác từ động vật hoang dã Trung Quốc cũng không tìm thấy bằng chứng liên quan.

Liang cho biết, xét nghiệm kháng thể đối với 11.000 mẫu động vật bao gồm lợn, bò, dê, gà và vịt cho kết quả âm tính và xét nghiệm trên que thử với 12.000 mẫu động vật khác nhau cũng cho kết quả âm tính.

Báo cáo cho thấy chợ hải sản Huanan (Vũ Hán) đóng vai trò là nơi tập trung cho sự lây truyền, nhưng sự lây truyền lại xảy ra ở những nơi khác ở Vũ Hán. Liang cho biết không có bằng chứng nào cho thấy vi rút đã được đưa vào chợ hải sản Huanan.

Liang cho biết, vì trường hợp đầu tiên khởi phát vào ngày 8.12.2019 không liên quan đến chợ thủy sản Huanan nên chợ này có thể không phải là nơi đầu tiên bùng phát COVID-19.

Ben Embarek nói: Sau nhiều ngày nghiên cứu thực địa ở Vũ Hán, nhóm nghiên cứu chung đang xem xét 4 giả thuyết, bao gồm lây truyền trực tiếp từ động vật sang người, vi rút nhảy sang người qua vật chủ trung gian, lây truyền liên quan đến đường thực phẩm đông lạnh và lây truyền liên quan đến phòng thí nghiệm.

Đối với các nghiên cứu sâu hơn, Ben Embarek nói rằng "chúng ta cần tiến hành thêm các cuộc điều tra về một số loài động vật có thể là ổ chứa vi rút và dơi, không chỉ ở Trung Quốc."

Peter Daszak, người đứng đầu Liên minh EcoHealth có trụ sở tại New York và là thành viên của nhóm WHO, nói với Hoàn cầu hôm 9.2 rằng địa điểm tiếp theo cho cuộc điều tra của họ là Đông Nam Á.

Daszak cho biết: “Có một loại vi rút từ Thái Lan gần giống với SARS-CoV-2, Nhật Bản và Campuchia. Ecohealth Alliance đang bắt đầu công việc trong việc truy tìm nguồn gốc của chúng”.

Daszak cho biết có những manh mối quan trọng về chợ hải sản Huanan, gồm cả thịt động vật được tìm thấy trong chợ có những đặc điểm có thể dễ bị nhiễm coronavirus mặc dù không có kết quả nào dương tính.

Về khả năng thực phẩm đông lạnh, ông Liang cho biết virus COVID-19 tồn tại rất lâu ở nhiệt độ thấp và có thể mang đi xa; Có một số cửa hàng tại chợ hải sản Huanan bán các sản phẩm đông lạnh, nhưng vẫn chưa biết trường hợp đầu tiên liên kết chợ với nơi bán các sản phẩm này như thế nào.

Ben Embarek nói: “Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng chúng ta không bị ràng buộc về mặt địa chính trị, vì vi rút truyền từ động vật đến chợ Huanan có thể mất một chặng đường dài liên quan đến việc di chuyển xuyên biên giới và đi lại trước khi đến thị trường Huanan”. (hết trích các ý kiến từ Hoàn cầu)

Như vậy có thể thấy trong bài báo từ hơn 2 tuần trước, Hoàn Cầu thời báo đã dựa vào một phần lời của các chuyên gia WHO để khẳng định không có bằng chứng Vũ Hán là nơi khởi phát ra vi rút gây COVID-19. Đồng thời, Hoàn cầu đã úp mở các nơi có thể mang vi rút gây bệnh đến cho Vũ Hán là Thái Lan, Campuchia và cả Nhật Bản. 

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Trung Quốc gợi ý ASEAN có thể là nguồn khởi phát của vi rút gây COVID-19