COVID-19 đảo lộn trật tự thế giới, gây tổn thất nghiệm trọng nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến mấy tỉ người thuộc hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong vòng 3 tháng, từ tháng 2 - cuối tháng 4.2020; đại dịch làm chết gần 200.000 người. Nhân loại đang nỗ lực chống dịch như chống giặc, để chiến đấu và chiến thắng. Cứ như thế chiến thứ 3.

Doanh nghiệp cần gì để vượt qua đại dịch?

24/04/2020, 09:42

COVID-19 đảo lộn trật tự thế giới, gây tổn thất nghiệm trọng nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến mấy tỉ người thuộc hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong vòng 3 tháng, từ tháng 2 - cuối tháng 4.2020; đại dịch làm chết gần 200.000 người. Nhân loại đang nỗ lực chống dịch như chống giặc, để chiến đấu và chiến thắng. Cứ như thế chiến thứ 3.

Doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn - Ảnh: minh họa

COVID-19 càn quét và tàn phá không có ngoại lệ. Trong các ngành kinh tế bị thiệt hại vì COVID-19, du lịch là ngành tổn thương đầu tiên, nặng nề nhất và phục hồi chậm nhất.

Giữa cuộc chiến mất còn với COVID-19, Việt Nam là điểm sáng thế giới về hiệu quả bởi sự chủ động, kiên quyết của nhà nước; sự đồng lòng và tiếp sức của người dân; về năng lực y tế; đặc biệt là phẩm cách nghĩa tình, tương trợ của người Việt với đồng bào, với du khách nước ngoài và với các nước khác.

Việt Nam bị lây nhiễm 268 ca và chưa có tử vong (24.4), thuộc dạng thấp của thế giới nhưng có hàng chục triệu người điêu đứng vì thất nghiệp. Mấy chục ngàn doanh nghiệp phá sản. Số còn lại lao đao cầm cự. Dù còn nghèo nhưng nhà nước đã có nhiều chủ trương giúp doanh nghiệp vượt khó, như đề nghị miễn tiền sử dụng đất, giảm và miễn lãi vay ngân hàng, giãn nợ và cho đóng chậm bảo hiểm xã hội… Đặc biệt là gói hỗ trợ 250.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch COVID-19.

Nghe những thông tin trên, cứ tưởng là doanh nghiệp sẽ hào hứng, thêm động lực để vượt qua bĩ cực nhưng chưa hẳn vậy. Không ít doanh nhân băn khoăn và lo lắng. Miễn tiền sử dụng đất chỉ có các đại gia địa ốc được hưởng lợi. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chẳng mấy ai có đất, đa số chỉ thuê mặt bằng làm văn phòng. Giãn nợ thì được nhưng vấn đề là cụ thể đối tượng, ai là người xét duyệt. Thủ tục chắc chắn không dễ dàng.

Giảm và miễn lãi vay ngân hàng. Đâu có đơn giản. Tiền lấy từ đâu? Lấy gì thế chấp để tránh rủi ro khi thu hồi? Rồi lập dự án, thẩm định, phê duyệt., rồi nỗi sợ phải cầu cạnh, bôi trơn; chưa kịp cầm tiền, công ty đã phá sản hay nỗi lo với tình trạng doanh nghiệp làm hồ sơ giả, không cần huy động vốn cổ đông…

Gói hỗ trợ 250.000 tỉ có vẻ lớn nhưng so với 714.000 doanh nghiệp (Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019) thì chẳng bỏ bèn gì. Rồi phân bổ thế nào, theo những tiêu chuẩn gì, thủ tục ra sao, ai xét duyệt… Việt Nam đâu giàu như Mỹ, Nhật hay châu Âu mà chi đổ đầu người.

Cũng như con cái; biết cha mẹ nghèo khó, đông con nên chẳng dám đòi hỏi gì. Cha mẹ cho tiền cũng ái ngại; đứa này, nhìn đứa kia áy náy. Điều mà doanh nghiệp cần và nhà nước có thể đáp ứng là giảm thuế như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đóng bảo hiểm xã hội

Điều này thiết thực với doanh nghiệp và khả thi với nhà nước. Thời gian thực hiện là cả năm 2020. Chí ít là từ khi công bố hết dịch đến hết năm 2020. Thay vì chi tiền mặt thì nhà nước và doanh nghiệp chia đôi mức thuế phải đóng. Vừa tiếp sức, động viên khuyến khích doanh nghiệp tăng tốc khi hết dịch, vừa giúp nhà nước có nguồn thu ngân sách.

Cách làm này minh bạch, đảm bảo công bằng; có doanh thu, có lợi nhuận mới được giảm, sẽ triệt tiêu các nhóm lợi ích. Những cán bộ, nhân viên quen vòi vĩnh cũng không còn đất diễn.

Ngọc Hà (Trưởng Khoa Du lịch, Cao đẳng Lào Cai)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp cần gì để vượt qua đại dịch?