Trước tình trạng nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao nhưng hệ thống điện hầu như không có nguồn điện dự phòng, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị Bộ Công Thương sớm thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện các nguồn điện tại Trung Quốc và Lào.

EVN muốn Thủ tướng cho phép mua thêm điện từ Trung Quốc và Lào

tuyetnhung | 04/01/2019, 15:15

Trước tình trạng nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao nhưng hệ thống điện hầu như không có nguồn điện dự phòng, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị Bộ Công Thương sớm thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện các nguồn điện tại Trung Quốc và Lào.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 3.1, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết ngành điện đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức lớn, nhất là nguy cơ thiếu điện. Cụ thể là thuỷ điện hiện có công suất 20.000 MW, đến năm 2030 chỉ còn đóng góp 13 -16% trong tổng cung, không có khả năng tăng nữa.

Không để thiếu điện

Trong khi đó, theo Phó Thủ tướng, điện hạt nhân không có nên phải bù bằng nhiệt điện, bao gồm cả nhiệt điện khí và than. Tuy nhiên, dự án nhiệt điện khí và than triển khai chậm, nhà đầu tư trong nước không đủ nguồn lực triển khai. Mỗi dự án điện từ 600 MW trở lên cần ít nhất 1 tỉ USD, do đó, muốn đầu tư lại cần phải vay vốn bảo lãnh.Trong khi Chính phủ lại không hoan nghênh việc này vì ảnh hưởng đến trần nợ công.

Về đa dạng hoá nguồn cung điện, Phó Thủ tướng cho rằng điện mặt trời, điện gió giá rất cao và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Mặt khác, muốn phát triển đồng bộ phải giải toả công suất, xây dựng hạ tầng điện đồng bộ, đó là xu hướng của thế giới buộc phải làm.

Về việc mua điện của nước ngoài, Phó Thủ tướng cho rằng tiến độ còn rất chậm nên cần đa dạng nguồn cung để đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia.

"Mua điện rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất trong nước.Điện mặt trời hơn 9 cent/kWh, điện than 7 cent/kWh, điện gió 9 - 10 cent/kWh, điện mua của nước ngoài có 7 cent/kWh mà lại rất sạch. Không phải nhiệt điện than nào cũng ô nhiễm, mà phải phải đi cùng công nghệ tốt. Chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo điện cung ứng phát triển kinh tế.

Nhiệt điện than giá thành thấp, giá điện sẽ thấp. Chứ áp dụng điện khí, mặt trời giá cao, cuối cùng người dân chịu. Làm gì thì làm phải đủ điện, giá điện hợp lý, người dân chịu đựng được, do đó phải cơ cấu nguồn điện cho hợp lý. Thu nhập thấp, đời sống người dân khó khăn không thể mua điện với giá cao. Giờ tăng giá điện, người dân không thể chịu đựng được", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điện, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, cập nhật cục bộ, quy hoạch điện mặt trời, điện gió. Trên cơ sở đó, xác định nguồn điện ưu tiên, giai đọan này ưu tiên nhiệt điện khí, gió,… thời gian tới là năng lượng tái tạo, đảm bảo trong 2019 phải xong quy hoạch, hoàn thiện các dự án chậm tiến độ như: Nhơn trạch 3 - 4, Ô Môn 3 - 4, Quảng Trạch, Tân Phước, Long Phú 1, Kiên Lương 1- 2, Vũng Áng 1-2, Sông Hậu 1- 2, Dung Quất, Quảng Nam…

EVN: Bổ sung thêm nguồn điện, khó thu xếp vốn

Phó tổng giám đốc EVN, ôngNguyễn Tài Anh khẳng định nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, nhưng hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện. Do đó, việc đảm bảo cung ứng điện toàn quốc, còn phụ thuộc rất nhiều các nhà máy điện ngoài EVN.

Theo đó, ông Anh kiến nghị Bộ Công Thương sớm thông qua và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ các nguồn điện tại Lào và Trung Quốc đã được EVN trình trong năm 2018; trình Thủ tướng chính phủ địa điểm Trung tâm điện lực Tân Phước sử dụng nhiên liệu than theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh; Chấp thuận cho EVN nghiên cứu địa điểm Trung tâm điện khí tại Mỹ Giang - Vân Phong - Khánh Hòa.

Trước bài toán khó khăn về nguy cơ thiếu điện, ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc EVN cho biết việc đầu tư bổ sung nguồn điện của tập đoàn ngày càng khó khăn, cả về thu xếp vốn, nhiên liệu cho phát điện và lo ngại tác động môi trường. Trong khi hệ thống điện hầu như không còn công suất dự phòng.

"Lưới điện truyền tải phải tiếp tục giải quyết bài toán mất cân bằng giữa nguồn và tải của 3 miền đất nước, cũng như giải tỏa công suất các nhà máy điện, đặc biệt nguồn năng lượng tái tạo hiện có sự tập trung quá mức ở một số địa phương, trong điều kiện giải phóng mặt bằng cho các công trình ngày càng gian truân hơn", ông Trần Đình Nhân nói.

Ông Nhân cho biết hiện việc thiếu cân đối giữa doanh thu và chi phí do sự biến động thường xuyên các yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh điện luôn là một bài toán khó khăn của EVN.

Tuy nhiên, ông Nhân cam kết: "Sẽ chủ động làm việc với các bên liên quan, các chủ đầu tư dự án điện ngoài EVN, các đối tác trong và ngoài nước, các nhà tài trợ và cung cấp tín dụng để cùng EVN giải quyết bài toán thiếu nguồn điện".

Năm 2019,EVN đặt mục tiêu điện sản xuất và mua là 232,5 tỉkWh,tăng 9,2% so với năm 2018

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Doanh nghiệp bán dẫn chần chừ đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại thiếu điện
Các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn cho rằng hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ đưa ra quyết định đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN muốn Thủ tướng cho phép mua thêm điện từ Trung Quốc và Lào