Công ty thực phẩm Thanh Nga có các ca nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu tại Hà Nội.

Nguồn cung ở Hà Nội vẫn được bảo đảm sau khi Công ty thực phẩm Thanh Nga có ca COVID-19

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 02/08/2021, 23:29

Công ty thực phẩm Thanh Nga có các ca nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu tại Hà Nội.

Liên quan đến việc Công ty thực phẩm Thanh Nga - đơn vị cung cấp nguồn hàng cho nhiều nơi ở Hà Nội - có các ca nhiễm COVID-19, Bộ Công Thương vừa cho biết để đảm bảo nguồn hàng hóa thực phẩm phục vụ người dân, Sở Công Thương TP Hà Nội đã chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối có các phương án bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa trong các tình huống.

229353320_577099963736295_6065157223250183475_n.jpg
Nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội vẫn được bảo đảm - Ảnh: Tuyết Nhung

Hiện các nhà phân phối trên địa bàn đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế. Do đó nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội vẫn được bảo đảm.

"Ngoài một số điểm bán hàng của Vincomerce đang tạm dừng hoạt động để xử lý các biện pháp phòng chống dịch thì hoạt động kinh doanh của các đơn vị khác vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa vẫn được cung ứng an toàn và luôn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân với giá bán ổn định", đại diện Sở Công Thương nói.

Tại các chợ truyền thống, Sở cho biết, nguồn cung hàng hóa thực phẩm vẫn ổn định, giá hàng hóa không có biến động bất thường. Một số loại thực phẩm tươi sống giá tăng nhẹ do chi phí vận chuyển tăng. Nhìn chung, năng lực cung ứng hàng hóa tại các chợ vẫn được duy trì tốt, người dân vẫn dễ dàng tiếp cận với nguồn hàng.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, Bộ Công Thương cho biết đã chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội, yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm COVID-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Để hỗ trợ các hệ thống bán lẻ duy trì hoạt động cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, Bộ Công Thương đã đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 về việc đưa người lao động tại hệ thống bán lẻ hàng hóa vào đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin.

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội hiện nay, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu tăng cường các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch bệnh COVID-19, phun khử khuẩn để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.

Ngoài ra cũng cần có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh COVID-19.

"Như vậy, người dân hoàn toàn có thể yên tâm mua sắm trong cao điểm giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19", Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bài liên quan
Hà Nội có hơn 7.800 điểm bán hàng hóa thiết yếu mỗi ngày
Để phục vụ nhu cầu của người dân, các điểm bán hoạt động từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế quý 1/2024: Công nghiệp tốt hơn kỳ vọng, dịch vụ chưa bứt phá
Bức tranh tăng trưởng kinh tế quý 1/2024 sát với kịch bản cao (5,6%) đề ra tại Nghị quyết 01. Tuy nhiên, khu vực công nghiệp đã có những kết quả tốt hơn kỳ vọng, còn dịch vụ chưa có sự bứt phá như kịch bản đề ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn cung ở Hà Nội vẫn được bảo đảm sau khi Công ty thực phẩm Thanh Nga có ca COVID-19