Dù bị phản đối, Indonesia vẫn xử tử 4 kẻ buôn ma túy

Quốc tế - Ngày đăng : 16:49, 29/07/2016

Rạng sáng 29.7, Indonesia đã thi hành án 4 tử tù bị kết tội buôn lậu ma túy. Đây là lần xử tử thứ 3 kể từ khi Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo đắc cử vào năm 2014.

Indonesia hoãn tử hình10 tội nhân

Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếngkêu gọi Indonesia lập tức ngưng ngay các vụ xử tử sau vụ bắn 4 tử tù. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và EU đều kêu gọi Indonesia ngưng ngay việctử hình.

Tổ chức Nhân quyền quốc tếđã kêu gọi Indonesia không tiến hành xử bắn trong lúc đang xem xét các đơn xin ân xá.Tổ chức này cho rằngcông tác xét xử của Indonesialà “sai sót có hệ thống”.

Có hai vụ án thu hút lo ngại của quốc tế nên 2 tử tù chưa bị xử tử làZulfiqar Ali (ngườiPakistan) vàMerri Utami (ngườiIndonesia).Các tổ chức nhân quyền cho rằngông Zulfiqar Alibị đánh nên phải nhận tội tàng trữ ma túy. Ông nàybị tuyên án tử hình hồi năm 2005.CôMerri Utami (Indonesia) bị bắt quả tang chứa ma túy trong túi xách khi cô đi qua sân bay quốc tế Jakarta. Cô khai bị lừa trở thành “con la tải ma túy”cho bọn buôn lậu.

Ủy ban quốc gia chống bạo hành phụ nữ đã vận động hành lang cho Utami được ân xá đồng thờikêu gọi chính quyền cho biết số phận của cáctử tù còn lại: “Chúng tôi hy vọng văn phòng công tố sẽ có lời giải thích rõ ràng và minh bạch”.

Một luật sư cho biếtlẽ ra Indonesia không được thi hành án tử hình vì thân chủ của ông vẫn đangnộp đơn kháng án.Luật sư phân tích:“Khi quytrình này không được tôn trọng, điều đó có nghĩa nước này không tôn trọng pháp luật vàquyền con người".

Indonesia tuyên bốsắp tới sẽ quyết định thời điểm xử tử 10 tử tù còn lại. Đúng ra những người này đã bị xử tử cùng ngày với 4 kẻ nói trênnhưng đếnphút chót lệnh thi hành ántử hìnhđược hoãn nhưng không rõ lý do.

Xử bắn dưới mưa

Tiến sĩ Todung Mulya Lubis, một người vận động chấm dứt án tử hình, nhận xétnếu cả 14 tử tù đều bị thi hành ánthì đấy là vụ tử hình hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Indonesia.

Theo AP, nửa đêmvề sáng28.7, dưới cơn mưa dầm, đội thi hành ánđã xử tử4 tử tội ở nhà tù đảo Nusa Kambangan (Trung Java), nơi giam giữ phạmnhân bị kết án tử hình.4 tử tù bị xử bắn làFreddy Budiman ngườiIndonesia và 3người Nigeria gồmSeck Osmane, Michael Titus, Humphrey Jefferson.

Sau đó, xáccáctử tù Nigeria được thiêu, còn người Indonesiađược đem đichôn.

Nhiều ngày trước, các quản giáođãsiết chặt an ninh nhà tù. Hơn 1.000 cảnh sát được cử đến Cilacap. Các tử tù được giải vào khu xà limbiệt giam.

Phó chưởng lý Indonesia, ông Noor Rachmad nói với hãng tin AP: Tính chấtnghiêm trọng của tội buôn ma túy là một yếu tố xem xét xử bắn 4 tử tù.

Ông nói sẽ có quyết định về cácvụ xử bắn khác: “Đây không là điều vui vẻ gì nhưng chúng tôi phải tuân thủ pháp luật. Việc xử bắn chỉ nhằm ngăn chặn nạnbuôn ma túy”.

Theo AP, đây là đợt xử tử hình thứ 3từ khi Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo đắccử hồi năm 2014.Tổng thống Widodo đã quyết liệt áp dụng án tử hình. Ông tuyên bốIndonesia đang có cuộc chiến chống ma túy và bọn buôn lậu ma túy phải bị trừng phạt nặng.

Năm ngoái, Indonesia đãxử tử 14 bị cáobị kết án tội buôn lậu ma túy, chủ yếu là người nước ngoài.

Vụ xử tử mới nhất khiến cộng đồng quốc tế quan tâm, nhất là Úc vốn có 2 công dân Andrew Chan và Myuran Sukumaran bị kết án tử hình hồi tháng 4.2015.

Indonesia không tiến hành vụ tử hình nào từ năm 2009 đến 2013, sau đó áp dụng trở lạihình thức xử tử này hồi năm 2013.

Quytrình không rõ ràng

EU, Ủy ban Nhân quyền LHQ, chính phủ Úc cùng mộtsố nước đãlên tiếng phản đốiIndonesia áp dụng án tử hình.

Các luật sư và cáctổ chức nhân quyền lên tiếng nghi ngờ tính pháp lý trong quy trìnhkết tội đối với tử tùJefferson, người đã ngồitù hơn 10 năm nay, cũng như tội danh của cô Utami và ông Zulfikar Ali đã nêu trên.

Ricky Gunawan, luật sư người Nigeria của Viện Hỗ trợ pháp lý cộng đồng, bào chữa cho hai tử tùJefferson và Utami, ghi nhậnchính quyền không giải thích vì sao chỉ xử bắn 4 tử tù.Ông cho biết:“Họ (tử tù)cho rằng họ là mục tiêu của chính quyền Indonesia chỉ vì họ là người Nigeria và châu Phi và chính phủ của họ chẳng làm gì để giúp họ. Họ cảm thấy rằng họ trở thành mục tiêu dễ dàng để xử bắn”.

Luật sư Gunawan cho biết ông không thể nói chuyện với Utami từ khi chính phủ công bố 4 vụ xử tử và cô không được gặp linh mục giải tội.Ông nói: “Quytrình này đúng là một cuộc tra tấn. Cô ấy bị biệt giam suốt 3 ngày và ngày cuối cùng, cô ấy có cuộc chia tay rất buồn với người thân”.Trước đây, luật sư Gunawan từng nhận xéthệ thống pháp lý Indonesia “tiêu cực và gãy đổ”.

Theo AP, Trung Quốc bị cho là quốc gia có số vụ xử tử cao nhất thế giới nhưng nước này không công bố số liệu.

Tổ chức Nhân quyền quốc tế ước tính trong hơn 1.600 vụ xử tử năm 2015, 95% xảy ra ở 3 nướcẢ Rập Saudi, Pakistan và Iran.

Trung Trực (tổng hợp)

Trần Trí