Trung - Nga tập trận chung tại Biển Đông: Tín hiệu chính trị từ Trung Quốc

Chuyển động - Ngày đăng : 05:58, 30/07/2016

Chính Trung Quốc đã từng chỉ trích Mỹ vì tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục tổ chức tập trận ở Biển Đông trước và sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết.

Ngày 28.7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung QuốcDương Vũ Quân thông báoTrung Quốc và Nga sẽ tiến hành cuộctập trận chung trên Biển Đông vào tháng 9 tới.Thông báo này thậtra chỉ khẳng định thôngtin màngười phát ngôn Dương Vũ Quân đãcông bố tạicuôc họp báo ngày 30.6.

Lúc đó trang web China Military(Trung Quốc)dẫn lời ông Dương Vũ Quâncho biết Trung Quốc và Nga đãdự kiến vào tháng 9 sẽtổ chức cuộc tậptrận mang tên “Phối hợp trên biển 2016” (Joint Sea 2016) ở BiểnĐông.

Trong cuôc họp báo ngày 28.7,người phát ngôn Dương Vũ Quân cung cấp thông tinchi tiết hơn.Cuộc tập trận sẽ bao gồm các bài tập phối hợp trên đất liền và trên biển giữa lực lượng hai bên.

Trung Quốc nói“đây chỉ là cuộc tập trận thườngkỳ”

TạpchíThe Diplomat(Nhật) ngày 29.7 dẫn lờichuyên giaFranz-Stefan Gady thuộc Viện nghiên cứu Đông - Tây khẳng địnhlực lượng chủ trì cuộc tập trận hải quânTrung - Nga vào tháng 9 tới sẽ là hạm đội Nam Hải củaTrung Quốc.

Cuộc tập trận“Phối hợp trên biển 2015” - Ảnh: Sputnik

Người phát ngôn Dương Vũ Quâncho rằng“cuộc tập trận sẽ giúp tăng cường khả năng phối hợp giữa hải quân hai nước trong giải quyết các mối đe dọa an ninh hàng hải”.Ông khẳng định:“Đâylà cuộc tập trận thườngkỳgiữa hai lực lượng vũ trang nhằm phát triển quan hệ hợp tác chiến lược Trung - Nga và cuộc tập trận không nhằm chống lại bên thứ ba nào cả”.

Theo tạp chí The Diplomat,trong những năm gần đâyTrung Quốc và Ngađã rất chú trọng phát triển quan hệ hợp tác an ninh.Hai nước đãcam kết sẽ tăng số lần tập trận chung trong năm 2016. Cuộc tập trận sắp tới sẽ là cuộc tập trận chung lần thứ 7 giữa hai nước tính từ năm 2005.

Cuộc tập trận mang tên“Phối hợp trên biển” giữaTrung Quốc vàNga bắt đầuđược triển khai từ năm 2012 và đã trở thành hoạt động thường niên giữa hải quân hai nước.

Thông tin chi tiết về cuộc tập trận "Phối hợp trên biển 2016" chưa được tiết lộ.Tuy nhiên, nhìn lại cuộc tập trận“Phối hợp trên biển 2015”, Trung Quốc và Nga đã tập trận chung tại hai địa điểm khác nhau.

Giai đoạn mộtở Địa Trung Hải với bài tập bảo vệ các tuyến hàng hải vàchống khủng bố vào tháng 4.2015. Giai đoạn hai diễn ra tại biển Nhật Bản với các bài tập về đổ bộ, tập phòng không và chống tàu chiến vào tháng 8.2015.

Tàu hải quân Trung Quốc tham gia tập trận phi pháp trên Biển Đôngtừ ngày 5 đến ngày 7.7 - Ảnh: THX

Thực chất là tín hiệu chính trị của Trung Quốc

Tạp chíThe Diplomatnhận định mặc cho Trung Quốc lên tiếng bảođảm rằng cuộc tập trận “không nhằm vào bên thứ ba” nhưng cuộctập trận trên Biển Đông (bất luận là do bên nào thực hiện và tham gia) vẫn luôn là chủ đề chính trị nhạy cảm.

Chính Trung Quốc đã từng chỉ trích Mỹ khi Mỹ tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông.

Hồi tháng 4.2016, khi Mỹ và Philippines tập trận chung trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảngđã đưa ra tuyên bố: “Các hành động của Mỹ và Philippines gây rối loạn quan hệ giữa các nước trong khu vực, gây xung đột, làm trầm trọng thêm căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.

Dù lên tiếng chỉ trích nhưng Trung Quốc mới là nước dùng các cuộc tập trận như tín hiệu chính trị.

Trước và sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý của yêu sách “đường chín đoạn”, Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc tập trận trên Biển Đông.Một cuộc tập trận kéo dàitừ ngày 5 đến ngày 7.7 vàcuộc tập trận thứ hai kéo dàitừ ngày 19 đến ngày 21.7.

Ngoài ra, sau phán quyết của Tòa Trọng tài,không quân Trung Quốc còn tổ chức một cuộc diễn tập gần khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough và tiết lộ hình ảnh của máy bay ném bom H-6K bay qua khu vực này.

Hình ảnh máy bay ném bom H-6K bay qua bãi cạn Scarborough - Ảnh: THX

Nga tiến thoái lưỡng nan

Theo tạp chí The Diplomat, cuộc tập trận “Phối hợp trên biển 2016” sẽ đem lại chút khó chịu cho Nga.Không chỉ Trung Quốc, Nga còn có quan hệ chặt chẽ với một số nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Mặc dù muốn làm sâu sắc quan hệ an ninh với Trung Quốc nhưng Nga đã cố giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông, thậm chí còn từng tỏ ra khó chịu khi Trung Quốc muốn Nga ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Cẩm Bình

Cẩm Bình