Trung Quốc làm dự án đường cao tốc Trường An ẩu đến mức nào?
Quốc tế - Ngày đăng : 06:18, 02/08/2016
Bài viết “Đường cao tốc Trung Quốc trở nên đại lộ của những giấc mơ tan vỡ như thế nào?” đăng trên báo The Wall Street Journal ngày 26.7 (giờ địa phương) nhận định sau 15 năm ráo riết xây dựng, hàng ngàn con đường, sân bay, nhà cao tầng và cầu hầu như chẳng đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Trung Quốc.
Báo ghi nhận trước đây, vớinỗ lực kích cầu, chính quyền nhiềuđịa phương đãlao vào xây dựng ồ ạt dẫn đến mắc nợ “khủng”.
Đa phần tiền vay đều được dùng vào việc trả nợ trước. Nhiều dự án tăng thêm kinh phíthì chính quyền lại càng mắc nợ dày hơn.
Cácvấn nạn này đãkhiến hàng trăm dự án ở Trung Quốc trì trệ, gây khó khăn cho nỗ lực chấm dứt đà suy thoái kinh tế, đe dọa đến tình hìnhbất ổn chính trị ở Trung Quốc.
Vậy nhưng bất chấpnợ nần, Bắc Kinh vẫntăng chi phícơ sở hạ tầng lên gấp đôi đúng vào lúc sản xuất, xuất khẩu cùng các động cơ tăng trưởng khác đều hụt hơi.
Trung Quốc dự tính chi 749 tỉ USD cho các dự án giao thông trong 3 năm tới so với số dự án đã xây dựngtrị giá 171 tỉ USD năm 2015.
Chân dung Mao Trạch Đông treo tại một đoạn đường cao tốc Trường An - Ảnh:The Wall Street Journal
Nhà thầu khôngkinh nghiệm vẫntrúng dự án
Bằng chứng rõnhất theo báo TheWall Street Journal làdự án đường cao tốc Trường An (miền trung tỉnh Hồ Nam).
Dự ánđang gặp khóvì trục trặc tài chính, dân địa phương phản đối chuyện không được bồi thường thỏa đángcùng với điều tra tham nhũng khiến công trình bị trễ 4 năm so với kế hoạch.
Cung đường này là đoạn cuối của tuyến đường bộ cao tốc dài 1.650 dặm (2.655 km) nối khu Nội Mông với tỉnh Quảng Đông.
Lúckhởi công năm 2008, các đối tác tư nhân hy vọng có được nguồn thu phí cầu đường béo bở suốt hàng chục năm. Nền kinh tế cũng được hưởng lợi nhờ rút ngắn hành trình từ 4 giờ xuống còn 3 giờ.
Theo luật Trung Quốc, phải có ít nhất 3 đơn vị tranh thầu các dự án cơ sở hạ tầng chủ đạo. Tuy nhiên, thủ tục mở thầu này không hề đượcvận dụng vào dự án đường cao tốc Trường An.
Dự án được trao cho một công ty chẳng hề có kinh nghiệm xây dựng, theo tài liệu đăng ký! Đó là Công ty tư nhân Hữu Thành Triết Giang chuyên về bất động sản, vải sợi và quản lý đầu tư.
Côngty Hữu Thành Triết Giang giao dự án lạicho một công ty đầu tư và một công ty xây dựng mà họ có cổ phần. Họ thuê 18 nhà thầu phụ và vài nhà thầu phụ nói ngay từ đầu đã sớm có vấn đề về kinh phí.
Ví dụ nhưdự án đãkhông bồi thường cho một số hộ nông dân dẫn đến chậm trễ tiến độ vốn rất tốn tiền. Một nhà thầu phụ kể lại:“Suốt 3 năm một lão nông cứnằm cản xe ủi đất của chúng tôi".
Đến cuối năm 2012, dòng tiền cạn kiệt. Các nhà thầu phụ được thông báo giai đoạngián đoạn này chỉ làtạm thời. Thực tế giai đoạngián đoạn kéo dài 3 năm qua khiến nhiều nhà thầu phụ không có việc làm vàmắc nợ nặng.
Một nhà thầu phụ cho biết: “Đoạn đường này phá tan gia đình tôi. Tôi rất căng thẳng vì đã phải cầm cố nhà, xe con, các cửa hàngđể có tiền trả lương cho công nhân”.
Cao tốc Trường An có tổng kinh phí 800 triệu USD. Công ty Hữu Thành Triết Giang “gánh” 1/3 và 2/3 số tiền còn lại là tiềnvay ngân hàng.
Tuy nhiên,quan chức ngân hàng Citic cho biết Citic đang phải ráng đòi Hữu Thành Triết Giang trả món nợ quá hạn.
Sau này, trang web Bộ Giao thông Trung Quốc xác nhận dự án đường cao tốc TrườngAn vượt dự toán300 triệu USD.
Bắc Kinh và chính quyền tỉnh Hồ Nam đều không công khai cái giá kinh tế phải trả vì tiến độchậm trễ.
Cuộc sống nheo nhóc bên dự án đường cao tốc Trường An - Ảnh:The Wall Street Journal
Nhiều nhà thầu phụ kiện nhà thầu chính
Năm 2016, nhiều nhà thầu phụ đâm đơn kiện một trong 3 nhà thầu chính vi phạm hợp đồng và cònnợ họ tổng cộng 90 triệu USD.Hiện tòa án Trung Quốc đang xem xét có thụ lý đơn kiện hay không.
Li Gang, một cựu cán bộ đất đai ở Hồ Nam từng có 10 năm làm việc với dự án đường cao tốc Trường An trước khi hưu trí hồi tháng 5 qua, cho biết: công tác giám sát rất yếu kém, khả năng tài chính của các nhà thầu không được kiểm tra kỹ lưỡng.
3 nhà thầu chính từ chối bình luận. Một giám đốc nhắn tin cho báoThe Wall Street Journal rằng cấptrên khuyến cáo ông khôngnên phát biểu gì.
Hồi năm 2015,Tân Hoa Xã dẫn lời He Yefeng, chủ tịch Hội đồng quản trị Hữu Thành Triết Giang, rằng tiền được chi tiêu chính đáng nhưng bị đội kinh phí.
Năm 2016, công trình đường cao tốc Trường An tái hoạt động với cácnhà thầu mới. Nhà thầu phụ cũZhu Weichang tự hàochỉ tay về một đường hầm lớn mà nhân công của ông đã đào xuyên núi vànhà thầu mới vừakết thúc công trình.
Ông than thở:“Chẳng ai thắng cả. Toàn bộ công trình này là một thảm họa khổng lồ. Lẽ ra vụ này sẽ không xảy ra nếu ở một quốc gia tôn trọng pháp luật”.
Trung Trực (theo The Wall Street Journal)