Thử nghiệm thành công động cơ dùng để bay lên sao Hỏa
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 12:45, 01/08/2016
Vụthử tên lửa đã được tiến hành tại Trung tâm vũ trụ Stennis, gần vịnh St. Louis, Mississipi. Động cơ đã hoạt động tốt trong 650 giây theo kế hoạch, không xảy ra trục trặc gì với thiết bị và lập trình.
Còn nhớ lần thử nghiệm trước do NASA tiến hành ngày 14.7 đã không thành công. Động cơ ngừng hoạt động ở giây thứ193 do trục trặc vì nước bị rò rỉ trong thành phần động cơ.
Trước đó, NASA thông báo có kế hoạch phóng tàu thăm do sao Hỏavào năm 2020.
Cũng cần ghi nhận rằng theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học bang Florida, công bố trên tạp chí khoa học Scientific Report, bức xạ trên hành tinh đỏ có thể gây bệnh tim cho những nhà thám hiểm. 3 trong số 7 nhà du hành vũ trụ tham gia sứ mệnh Apollođã chết vì bệnh tim mạch - cao hơn vài lần so với chỉ số tương tự ở những nhà du hành vũ trụ không bước ra khoảng không vũ trụ và vì thế không chịu bức xạ vũ trụ.
Ngoài ra, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thí nghiệm cho chuột sống ở điều kiện mô phỏng tác động bức xạ của vũ trụ xa xăm trong 6 tháng - tương đương với 20 năm của đời người thì phát hiện thấy động mạch chuột bị tổn thương, điều có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Dạng bức xạ này tác động xấu đến màng trong động mạch làm biến đổi tính đàn hồi của thành mạch, gây mỏi tim và loạn nhịp. Thậm chí một trong những thành phần bức xạ của vũ trụ là bức xạ gamma ion hóa với nguy cơ gây ung thư và rối loạn thần kinh.
Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và nếu đúng như vậy thì đây là trở ngại lớn đối với công cuộc thăm dò vũ trụ. Đương nhiên, đó không phải là trở ngại duy nhất đối với các nhà du hành sao Hỏa vì qua theo dõi 10 năm đối với sức khỏe của các nhà du hành vũ trụ trên Trạm quỹ đạo quốc tế, các nhà nghiên cứu còn thấy có vấn đề về tuần hoàn máu, võng mạc có dấu hiệu suy thoái nhẹ, giảm khối cơ bắp và mật độ mô xương.
Vũ Trung Hương