Nghiên cứu đại dương bằng kính hiển vi ngầm

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:18, 03/08/2016

Theo tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học của Viện hải dương học Scripps bên cạnh Đại học California, San Diego (Mỹ), đã đề xuất công nghệ mới để tiến hành các công trình nghiên cứu ngầm dưới nước.

Hệ thống quan sát mới cho phép nhìn thật chi tiết thế giới ngầm với độ phân giải cực kỳrõ nét. Ở đại dương, nhiều quá trình sinh học diễn ra ở cấp vi mô, còn khi các nhà khoa học lấy sinh vật từ môi trường sinh sống tự nhiên để về nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì phần lớn thông tin cùng với thực địa đãbị thất thoát.

Để khắc phục tình trạng đó và nghiên cứu sự sống dưới biển mà không can thiệp vào nó, nhà hải dương học Jules Jaffe cùng các cộng sự đã sáng chế ra loại kính hiển vi ngầm có tên BUM (Benthic Underwater Microscope) là một hệ thốnggồm 2 thành phần - một máy tính với giao diện hoạt động được ở dưới nước nối với thiết bị quan sát vi mô, cho phép khảo sát các đối tượng dưới đáy đại dương với độ phân giải micron.

Thiết bị có lắp kính phóng đại, vòng điốt quang rọi sáng để quan sát cũng như các thấu kính điều chỉnh linh hoạt như mắt người để thay đổi tiêu điểm khi quan sát những cơ cấu 3 chiều. Thiết bị nghiên cứu ngầm dưới nước đã được thử nghiệm khi khảo sát các rặng san hô ở vùng biển quanh đảo Haoai, Hồng Hải.

Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu ở biển Hồng Hải, kính hiển vi ngầm đã giúp các nhà hải dương học theo dõi những cảnh có thể nói là cuộc đấu tranh sinh tồn dướiđáy biển giữa 2 loài san hô. Còn ở biển quanh Haoai, bằng kính hiển vi ngầm, các nhà hải dương học đã nghiên cứu sự mất màu của san hô - hiện tượng xảy ra khi tảo đơn bào sống cộng sinh với san hô rời đi vì nước ấm lên, hậu quả là san hôbị chết.

Vũ Trung Hương

Vũ Trung Hương