Cựu Tổng thống Philippines đến Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế - Ngày đăng : 17:25, 08/08/2016
Phóng viên trang Đại Công Báo (Hồng Kông) chi nhánhtại Philippines cho biết chuyến đi của cựu Tổng thống Philippines FidelRamos kéo dài từ4 đến 5 ngày.
Chuyến bay chở ông Ramos sang Trung Quốc đã khởi hành khoảng 14 giờ 30 (giờ địa phương) ngày 8.8.Danh tính các quan chức mà ông Ramos sẽ gặp vẫn chưa được tiết lộ.
Tháp tùng theo ông Ramos gồm có phu nhân Amelita Ramos, cựu Bộ trưởng Nội vụ Rafael Alunan, nhà báo-chuyên gia nghiên cứu quan hệ Philippines-Trung Quốc Chito Romana và Samuel Ramos Jones, cháu trai của ông Ramos.
Trang Rappler dẫn lời ông Ramos cho biết mục đích của chuyến đi lần này "nhằmlàm tan băng quan hệ hai nước", còn vấn đềđàm phán liên quan đến tranh chấp Biển Đông sẽ không được bànđến.
Ông giải thích:“Xin đừng nhầm lẫn. Tôi không đến Trung Quốc để đàm phán. Đây là quyền hạn của các quan chức Philippines. Những gì mà ông Duterte muốn tôi làm là đổimới quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Tôi chỉ là người “phá băng” cho quan hệ hai nước. Đây là những gì tôi sẽ làm và là những gì tôi có thể làm”.
Ông Ramos (trái) được Tổng thống Duterte (phải) mời làm đặc phái viên Philippines đến Trung Quốc khởi động đối thoại giữa hai nước để hạ nhiệt căng thẳng - Ảnh: Asia Times
Ông Ramos cho biết, chuyến đi chỉ hoàn toàn nhằm mục đích thăm dò ý kiến. Một, hai cuộc đối thoại có thể diễn ra và cáccuộc đối thoại này sẽ là giai đoạn sơ bộ mở đường cho đàm phán chính thức.
Chuyến đimở đường cho các cuộc gặp gỡ cấp cao
Trong giai đoạn giữ chức tổng thống (1992- 1998) và kể cả khi kết thúc nhiệm kì, ông Ramos vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân tốt với Trung Quốc.
Trong bài bình luận đăng ngày 8.8, Tân Hoa Xã đánh giá chuyến thăm của ông Ramos là “bước đi cụ thể đầu tiên từ phía Philippines trong đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cũng cho rằng, “liệu quan hệ hai nước có bình trường trở lại hay không tùy thuộc rất lớn vào thành ý của Philippines”.
Còn theo các học giả Trung Quốc, chuyến thăm sẽ khó là bước đột phá lớn trong vấn đề Biển Đông nhưng sẽ giúp mở đường cho các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước trong vài tháng tới.
Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại họcTây An, đánh giá: “Hành động Philippines gửi đặc phái viên đến Trung Quốc là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hai nước đã sẵn sàng đàm phán với nhau”.
Chuyên gia Đỗ Kỳ Phong của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận địnhsẽ khó có khả năng Philippines không dùng đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau chuyến đi này, quan chức cấp cao hai nước có thể sẽsẵn sàng tổ chức đàm phán hơn tronggiải quyết tranh chấp.
Cẩm Bình