Hillary Clinton và Donald Trump quan hệ với Nga thế nào?
Quốc tế - Ngày đăng : 11:03, 07/08/2016
Quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin
Vào lúcbà Hillary Clinton làm ngoại trưởng, tại Nga,ông Dmitry Medvedev đãthay ông Putin làm tổng thốngtừ năm 2008. Năm 2012, ông Putin trở lại chức tổng thống chỉ vài tháng trước khi bà Clinton không còn trên cương vị ngoại trưởng nữa.
Quan hệ giữa ông Putin và bà Clinton không mấynồng ấm. Năm 2008, bà Clinton từng cảnh báo Tổng thống Bush nên cảnh giác khi xây dựng chính sách đối ngoại dựa trên quan hệ cá nhân với ông Putin.
Trong cuộc tranh cử hiện tại, bà Clinton ngần ngừ rồi nói “thú vị” và gọi ông Putin là “kẻ bắt nạt” khi được hỏi về mối quan hệ của bà với lãnh đạo Nga. Bà mong muốn Mỹ và EU duy trì lệnh cấm vận Nga.
Theo Newsweek, ông Putin nhận xétbà Clinton thường khiêu khích từ xa nhưng trongngoại giao thì bà tỏ ra hữu nghị hơn.
Donald Trump chưa hề gặp Tổng thốngPutin nhưng mối quan hệ giữa ôngvới ông Putin là chủ đề tranh cãi trong cuộc vận độngtranh cử tổng thống.
Năm 2013, ông Trump tuyên bố có “mối quan hệ” với ông Putin vàmô tả lãnh đạo Nga là “một người bạn ổn định”.
Năm 2014, ông Trump nói “có nói chuyện trực tiếp và gián tiếp với Tổng thống Putin, người không thể nào dễ thương hơn”.
Mới đây nhất, ông Trump lại trả lờihãng tin ABC rằngông không có quan hệ nào với ông Putin, chưa hề gặp và “không hề nói chuyện điện thoại với ông ấy”.
ĐiệnKremlin đã đưa ra cáctuyên bố thân thiện, nhận xétông Trump “tràn đầy sức sống và tài năng không thể bị nghi ngờ” nhưngkhông công nhận đã cónói chuyện với ông Trump.
Trong khi đó, người phát ngôn của tổng thống Nga cho biếtở Nga không có lý do nào để mừng ông Trump đắccử tổng thống Mỹ.
Thượng việnvà Hạ viện Nga cùng Crimea đều hoan nghênh ông Trump sẵn lòng đối thoại với Nga.
Về chuyện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơimáy bay Nga
Theo Newsweek,từ lúc bắt đầu vụkhủng hoảng Ukraine năm 2014, không quân Nga đãtăng cường hoạt động ở châu Âu. Rồi đến sự kiệnThổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga vàsau này Thổ Nhĩ Kỳ đã xin lỗi.
Bà Clinton không chấp nhận việc xin lỗi nhưng khi được hỏi liệu bà sẽ ra lệnhbắn rơimáy bay Nga xâm phạm không phận nước ngoài khi oanh kích ở Syria, bà trả lời: “Sẽ không có chuyện đó vì chúng tôi sắp lập vùng cấm bay, nơi mà người Nga luôn được thông báo”.
Về chuyện này, ông Trump đưa raphản ứng mạnh hơn. Khi được hỏi liệu ông sẽ ủng hộ chuyện bắn rơi máy bay Nga nếu máy bayđến gần các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài, ông nói với trang Buzzfeed hồi tháng 5: “Tôi cho rằng ở một lúc nào đó, bạn phải làm điều gì đó. Bạn không thể chấp nhận việc này nhưng phải bắt đầu bằng hoạt động ngoại giao và phải nhanh chóng gọi điện cho Putin”.
Ông Trump nói thêm: “Nếu cách này không hiệu quả, thì ở một lúc nào đó, khi tình huống đó xảy ra với bạn, bạn phải bắn. Đólà thái độhoàn toàn thiếu tôn trọng đất nước chúng ta và hoàn toàn thiếu tôn trọng Obama”.
Chuyện Nga sáp nhập Crimea
Saukhi Nga sáp nhập Crimea, Mỹ và EU đãtrừng phạt kinh tế Nga và sau đó kéo dài lệnh cấm vận.
Năm 2015, bà Clinton đã tuyên bốtrừng phạt Nga là điềucần thiếtđể “ngăn chặn Nga hành động hung hăng ở châu Âu và xa hơn”.
Bà cũng kêu gọi Mỹ giúp Ukraine nhiều hơn, cung cấp “khí tài mới, huấn luyện mới cho người Ukraine” dù không rõ ý bà có phải là trang bị vũ khí hạng nặng giúp Ukraine hay không.
Về phần ông Trump, tuần trước ông nói với hãng tin ABC News rằng ông Putin “không tiến sang Ukraine”.
Và khi được nhắc chuyện Nga đã sáp nhập Crimea, ông có câu trả lời lúng túng rằng “Putin ở đó theo một cách nào đó” và ông “sẽ xem xét” việc Nga sáp nhập Crimea.
Theo Newsweek, một trong những khác biệt lớn về chính sách giữa ông Trump với các đảng viên cấp cao đảng Cộng hòa là chuyệnông đãbiết gì về hoạt động của Nga ở Ukraine.
Đáng chú ý là từ khi ông Trump trở thành ứng cử viên tổng thống, đảng Cộng hòa đã hủy đề nghị cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.Ông Trump cũng nói sẽ xem xét ngừngcấm vận Nga nhưng chưa rõ với những điều kiện nào.
Donald Trump và Tổng thống Putin - Ảnh:Daily Mail
Làm việc với Nga về Syria
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đối thủ chạy đua trở thànhứng cửviên tổng thống của đảng Dân chủ, đã chỉ trích bà Clinton muốn có giải pháp quân sự ở Syria sau hành độngcan thiệp vào Libya và Iraq.
Bà Clinton từng ủng hộ mạnh chuyện can thiệp quân sự và thay đổi chế độ củaTổng thống Syria Bashar al-Assad.
Bà đã có những tuyên bố mạnh mẽ chống ông Assad, đồng minh của Nga, và tuyên bốlật đổ ông Assad là “ưu tiên số 1”. Nhưng bà cũng loại trừ Mỹ triển khairầm rộ cho việc này.
Bà để ngỏ khả năng phối hợp với Nga không kíchNhà nước Hồi giáo (IS) nhưng nhấn mạnh nỗ lực chung này đòi hỏi Nga ngừngtấn công các nhóm quân nổi dậyvừa đánh IS vừa đòi lật đổ ông Assad.
Bà nói “Nga giữvai trò quan trọng giúp xử lý nội chiến Syria” dù bà không chấp nhận giải pháp một chính phủ quá độ do ông Assad đứng đầu. Bà cũngcảnh báo Nga cùng Iran rằng “tiếp tục ủng hộ một nhà độc tài tàn ác sẽ không đem lạiổn định”.
Bà Clinton ủng hộ lập vùng cấm bay - áp dụng với cả Nga - để tạo hành lang an toàn cho người tịnạn và gây sức ép với Moscow để bắt Nga ép ông Assad giảm tầm kiểm soát.
Bà ủng hộ Ngoại trưởng John Kerry nỗ lực đàm phán với Nga và các bên trong nội chiến Syria.
Về phần DonaldTrump, ôngmuốn “làm việc cùng Nga” về Syria. Dù trách Nga tấn công các nhóm nổi dậy ở Syria, ông tin tưởng Nga quyết đánh IS và nói Mỹ cũng nên tin tưởng để Nga tự lãnh nhiệm vụ này.
Năm ngoái, ông nói với hãng tin CBS: “Nga muốn dẹp IS. Chúng ta muốn xóa bỏ IS.Có lẽ nên để Nga làm chuyện đó. Hãy để họ dẹp bỏ IS, việc quái gì chúng ta phải lo?”
Ông cũng nói với ABC News rằng ông muốn “ngồi xuống chờ xem chuyện gì xảy ra” từ việc Nga oanh kích ở Syria.
Cùng lúc, ông ủng hộ ý tưởng IS lật đổ Tổng thống Assad trước khi Mỹ nhảy vào đánh IS.
Ông nói với hãng tin CBS: “Tại sao chúng ta không để mặc IS đánh Assad rồi chúng ta đánh chúng sau ? Chúng ta đang đánh IS và Assad thì có quyền nói: “Chúng có bọn khờ nhất hoặc dễ thương nhất mà tôi chưa từng tưởng tượng được”.
Hồi tháng 7, ông lại tuyên bố:“Sẽ rất hay nếu chúng ta cùng Nga tiêu diệtbọn IS”.
Trung Trực (theo Newsweek)