Phải chăng Tập Cận Bình muốn bắt chước Tổng thống Putin?
Quốc tế - Ngày đăng : 06:33, 10/08/2016
Quy định ngầm do Đặng Tiểu Bình lập ra
Đại hội đảngCộng sản Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra trong năm 2017 sẽ quyết định nhân sự mới trong thường vụ Bộ Chính trị, bộ phận quyền lực nhất của đảng.
Để chuẩn bị cho đại hội đảng, theo báo Nikkei Asian Review ngày 6.8, các nhà lãnh đạo đảng đã tập trung vềkhu nghỉ dưỡng dành riêng cho cán bộ cấp cao Bắc Đới Hà ởtỉnh Hà Bắc để họp kín.
Theo truyền thống, lãnh đạo Trung Quốc sẽ nghỉhưu sau 10 năm cầm quyền (hai nhiệm kỳ vớimỗi nhiệm kỳ 5 năm).
Chủ tịchTập Cận Bìnhsẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm thứ nhất vào tháng 10.2017 và ông sẽ rút lui vào năm 2022. Một ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay ông làm tổng bí thư.
Tuy nhiên, theo báoThe Straits Times,đến nay ông Tậpvẫn chưa chọn ai làm người kế nhiệm. Từ đó, các học giả và các nhàphân tíchngày càng tin rằngông Tập sẽ cốkéo dài hơn thời gian cầmquyền.
Nếu đúng nhưthế,ông sẽ là tổng bí thư đầu tiên cầm quyềnlâu nhấttừ sau ông Đặng Tiểu Bình.
Christopher K. Johnson, một cựu chuyên gia phân tích của CIA, nay là chuyên gia về Trung Quốc ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược vàquốc tế (CSIS) ởWashington ghi nhận:“Nhiều phân tích cho thấy ông Tập sẽ tìm cách tiếp tục làm tổng bí thư, vị trí quyền lực nhất Trung Quốc”.
Willy Lam, chuyên gia chính trị ở Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) nói có 60-70% khả năng ông Tập không chịu rời khỏi chức tổng bí thư.
Theo The Straits Times, điều này có nghĩa ông Tập vi phạm một qui định bất thành văn do ông Đặng Tiểu Bình ban hành nội bộ: Tổng bí thư chỉ làm việc không quá 10 năm.
Nguyên tắc này giúp chuyển giao quyền lực suôn sẻtrong đảngCộng sản Trung Quốc kể từ những năm 1990.
Hiến pháp Trung Quốc có quy địnhnhiệm kỳ cho chủ tịch nước và các bộ trưởng nhưng không qui định nhiệm kỳ của tổng bí thư.
Các nhà phân tích đánh giánếu ông Vương Kỳ Sơn làm ủy viên thường vụ Bộ Chính trị thêm một nhiệm kỳ thì ông Vương có thể lập tiền lệ cho ông Tập tiếp tục giữ chức vụ tổng bí thư.
Ông Vương hiện kiêm chức chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra-kỷ luật trung ương sắp vềhưu và là người thân cận của ông Tập.
Đánhtham nhũng để củng cố quyền lực
Giáo sư Đại học California (Mỹ)Victor Shih đánh giáông Tập đã bày tỏtham vọng vẫn làm tổng bí thư qua hành độngông tự xếp vào vị trí lãnh đạo một nhóm quyền lực mới trong đảng:“Làm thế để tăng cảntrở bất kỳ ai muốn thay ông Tập. Hơn nữa, hiện chưa có người kế nhiệm rõ ràng”.
Cựu chuyên gia phân tích CIA Johnson lưu ý: ông Tập đã phá nhiều qui định bất thành văn của đảngtừ khi ông làm tổng bí thư hồi cuối năm 2012.
Chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập đã buông lưới xuống nhiều đối thủ chính trị mạnh, như cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu VĩnhKhang bị kết án tù chung thân vì tham nhũng, lạm quyền.
Vụ “đánh” Chu Vĩnh Khang được xem là phá bỏ độngtháihiểu ngầm rằng các cựu lãnh đạo không bị lôi vào kiểu chống tham nhũng này.
Các chuyên gia nói rằng càng có thêm thời gian làm lãnh đạo, ông Tập càng có thêm cơ hội tiến hành các cuộc cải tổ mà ông đã hứa, đồng thời theo đuổi chính sách đối ngoại hung hăng của ông về vấn đề Biển Đông.
Các đồngminh của ông Tập có thể kêu gọi để ông giữ chức tổng bí thư lâu hơn nhằm giúp ông theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng để “làm tươi trẻ lại” Trung Quốc và tăng gấp đôi thu nhập bình quânđầu người từ năm 2020, trùng dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng.
Chuyên gia Willy Lam nhận xétông Tập đã kéo giảm được nguy cơ thách thức ông nhiều nhất bằng cách sử dụngquyền lực siết chặt hai lực lượng công an và quân đội.
Tuần trước, đảngCộng sản Trung Quốc đã công bố các biệnpháp siếtchặt kiểm soát Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc vốn làbệ phóng của nhiềunhân vật lãnh đạonhư cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Ông Tập Cận Bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: New York Times
Ông Tập Cận Bình muốn nhưngười bạn tốt Putin
Các nhà phân tích nhận xétông Tập muốn bắt chước Tổng thống Nga Putin, người đã thành công trong việc duy trì quyền lực suốt 16 năm qua.
Ông Putin từng là tổng thống Nga từ năm 2.000 đến 2008, tiếp đó làm thủ tướng đến năm 2012 rồi lại trúng cử tổng thống. Còn có lờiđồn đoán rằng ông Putin có thể sẽ tiếp tục tranh cử tổng thống vào năm 2018.
Chuyên gia Willy Lam ghi nhận: “Như người bạn tốt Putin, ông Tập muốn có hơn hai nhiệm kỳ nắm quyền lực”.
Nhưng dù ông Tập công khai thừa nhận ngưỡng mộ Tổng thốngPutin, ông lại vấp phảithách thức khi bắt chước mô hình thành công của ông Putin.
Giáo sư Bạc Trí Diệu chuyên về chính trị Trung Quốc ở Đạihọc Victoria (New Zealand) đánh giá: “Ông Putin có thể chuyển đổi vai trò lãnh đạo mà không mất quyền lực nhưng điều này không thể có trong nềnchính trị Trung Quốc”.
Giáo sư Bạc còn nói nếu chỉ tiếp tục làm tổng bí thư nhưng không tiếp tục làm chủ tịch nước thì ông Tập sẽ là “một nhàlãnh đạo không có quyền lực”.
Giáo sư Victor Shih nhận xét:” “Sự sụp đổ của Liên Xô chính là lời cảnh báo cho lãnh đạo Trung Quốc. Ở Moscow, nhiều nhàlãnh đạo đã nắm quyền lực cho đến khi chết vàphần nào phải chịu trách nhiệm về sự xơ cứng trong giai đoạn cuối của hệ thống chính trị Liên Xô”.
Trung Trực (theo The Straits Times)