Bài 1: Mỹ đánh IS bằng máy bay do thám thời Chiến tranh lạnh
Chuyển động - Ngày đăng : 05:59, 15/08/2016
Lặng lẽ điềumáy bay U-2rình rập quânkhủng bố IS
Máy bay trinh sátU-2 được gọi là Dragon Lady, một trong những kiểu máy bay do thám thành công nhất. Kể từ khi bay chuyến đầu tiên vào năm 1955,U-2 đãtừng nhiều lầnđược triển khai để “dòm ngó” vào đất địch, từ Afghanistan cho đếnCuba.
Máy bayU-2 trang bịmột động cơ thon gọn, sải cánh dài 31m, có thể bay 12 giờ ở độ cao hơn 21.000m. Máy baytrang bị các máy ghi hìnhkỹ thuật cao có thể chụp ảnh chi tiết toàn bộ khu vực do bọn IS kiểm soát chỉ trong một lần bay.
Không quân Mỹ đã lặng lẽ cho biết về hoạt động của loại máy bay do thám bí mật này trong một nhiệm vụ hỗ trợ trong khuôn khổ chiến dịch đánh ISở Iraq và Syria.
Ngày 6.8, Bộ chỉ huy trung tâm (CENTCOM)phụ trách giám sát hoạt động ở Trung Đông đã công bố một đoạnvideo quay ngày 14.7 với hình ảnhmột máy bayU-2 màu đen cất cánh và hạ cánh tại một vị trí “không thể tiết lộ”.
Theo trang tinDaily Beast ngày 12.8, vị trí hạ cánh “không thể tiết lộ” hầu như chắc chắn là căn cứ không quân Al Dhafra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi mà ít nhất từ năm 2012, không quân Mỹ đã triển khai vài loại máy bay phục vụ các nhiệm vụ ở Afghanistan và Trung Đông.
Hình ảnh vệ tinh thương mại đã xác nhận sự hiện diện của máy bayU-2 ở căn cứ Al Dhafra. Năm 2005,một chiếc U-2 đã rơi tại căn cứ này lúc hạ cánh sau chuyến bay do thám ở Afghanistan. Phi công đãthiệt mạng trong tai nạn máy bay.
Khi được trang bị động cơ tốt hơn vớicác bộ cảm ứng và kỹ thuật thông tin hiện đại, máy bayU-2 vẫn “bén” sau hơn 60 năm được đưa vào hoạt động.
Đại tá Douglas Lee, chỉ huy bộ phận trinh sát ở căn cứ không quân Beale (bắc California), cho biết đơn vị của ông bảo trì máy bayU-2 rồi triển khaiđến các căn cứ nước ngoài như căn cứ Dhafra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Vì quân khủng bốIS màU-2 chưa được “về hưu”
Sự xác nhận vai trò của máy bayU-2 trong cuộc chiến chống quân khủng bố IS cho thấy quân đội Mỹ đang đối phó vớithách thức phải tìm ra và xác định các tay súng IS trên một khu vực hẻo lánh rộng26.000 dặm vuông mà bọn IS kiểm soát ở Iraq và Syria.
Cách đây hai năm, không quân Mỹ dự tính cho toàn bộ 33 máy bayU-2 “về hưu”. Thay thế chochúng là loại máy bay do thám không người lái Global Hawk. Thế nhưngGlobal Hawk lạikhông thể chở hết cácthiết bị cảm ứng như U-2 ngoài ưu điểmGlobal Hawk không cần có người láivà có thể bay lâu hơn máy bay có người lái.
Không quân Mỹ sẵn sàng đổi sức mạnh và tính năngcơ động của U-2 để lấy “sức bền” của Global Hawk vớihy vọng tiết kiệm được tiền bằng cách thu nhỏ cácphi đội máy bay do thám.Nhưng khi quân khủng bốIS xuất hiện, chúng ẩn náu trong vùng sa mạc, hòa nhập vào các nhóm dân bản địa nên yêu cầu do thám vàthu thập thôngtin tình báo của Mỹ tăng vọt.
Không quân Mỹ buộcphải “treo” kế hoạch kéo giãn hoạt động của khoảng 300 máy bay do thám không người lái Predator và Reaper nhằm cho phép người điều khiển chúng được nghỉ ngơi và rèn luyện.
Vì thế, cộng với chút khuyến khích của Quốc hội Mỹ, không quân Mỹ quyết duy trì hoạt động của U-2 và Global Hawk đến năm 2019.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk - Ảnh: Militaryaerospace.com
Khi quân khủng bốIS chiếm được nhiều vùng ở Iraq và Syria, thậm chí cả ở Libya, một lực lượng do thám lớn hơn vẫn chưa đủ để thực hiện ISR (thuật ngữ quân sự để chỉ hoạt động tình báo,giám sát và trinh sát).
Hồi tháng 5, Trung tướng không quân Charles Brown từng nói với các nhà báo rằng càng có nhiều ISR thì càng có thể giảm thiểu nguy cơ gây thương vong cho dân thường và tiếp tục oanh kích chính xác vào bọn khủng bố.Yêu cầu có thêm tin tình báo về bọn IS đã khiến Lầu Năm Góc triển khai toàn bộ số máy bay do thám.
Máy bayU-2 thường bay bí mật vàkhông có sự công nhận chính thức.Sự hiện diện của một chiếc U-2 ở Iraq chỉ được biết đến khi máy bayrơi trên vùng đất do người Kurd kiểm soát hồi tháng 3.2016.
Đối với U-2, vấn đề khó khănlà khó lái máy bay.Phi công phải mặc bộ đồ bay đặc biệt khác hẳn bộ đồ bay của nhà phi hành vũ trụ. Tầm nhìn rất nhỏ trong khoang lái vàtính chất khí động học độc đáo của U-2 khiến rất khó điều khiển hạ cánh.
Trung Trực
Bài 2: NATO muốn triển khai U-2 để đối phó với Nga