Chuẩn mực 'gái ngoan' đã thay đổi như thế nào?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 10:14, 15/08/2016
Người Việt Nam luôn xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá mang tính chuẩn mực cho người phụ nữ. Đặc biệt là những cô gái chưa chồng lại càng quan trọng những chuẩn mực này.Vậy trong mắt những người trẻ, hội nhập nền văn hóa toàn cầu, như thế nào thì được gọi là "gái ngoan"?
Trinh tiết
Đã không còn cái thời con gái phải sống chết để giữ được chữ "trinh"nữa. Thời nay, các bạn trẻ nghĩ thoáng hơn rất nhiều. Với họ, tình yêu mới là điều thiêng liêng hơn cả. Vấn đềtrinh tiết thì chẳng còn quan trọng nữa.
Nhiều chàng trai sẵn sàng bỏ qua quan niệm ngàn đời ấy để cưới một cô gái không còn trinh trắnglàm vợ. Dù cho gia đình, bạn bè có cấm cản, thậm chí từ mặt.
Ở một mặt khác, một số bạn vẫn luôn trung thành với suy nghĩ rằng, con gái còn trinh khi chưa chồng mới là gái ngoan. Còn để cho người khác lấy đi "cái ngàn vàng" thì được xem là hư hỏng.Với họ, trinh tiết gắn liền với cách sống, lối suy nghĩ và giá trị bản ngã của một người con gái.
Nhìn chung, với người phương Đông, trinh tiết luôn có một giá trị nhất định nhưng dần dần đã được nhìn nhận cởi mở hơn.
Con cái
Gắn với chữ trinh thì chuyện có con khi chưa có chồng cũng là thước đo để đánh giá sự "ngoan" hay "hư" của một con người.
Thêm một khía cạnh khác của gái ngoan là có con và biết nuôi con. Ngược lại, sự hư hỏng thực sự là chuyện có con rồi bỏ con, cướp mất đi sự sống của con mình.
Bởi vậy, không ít người vẫn xem trọng những bà mẹ đơn thân, hi sinh hạnh phúc riêng để chăm sóc và nuôi con cái trưởng thành dù người cha không thừa nhận hay bỏ mặc.
Sự chung thủy
Với mỗi con người, sự chung thủy trong tình yêu đều có ý nghĩa. Thời nay hay thời xưa, các bạn trẻ vẫn luôn đánh giá cao một cô gái chung thủy. Tuy nhiên cái nhìn và những trường hợp để cô gái ấy chung thủy lại hoàn toàn khác biệt so với quan niệm của ông cha ta.
Chung thủy thời xưa là một cô gái chỉ yêu một người và lấy một người. Vì thế đã có nhiều cô gái tuổi xuân xanh đã chờ đợi và sống mộtđời cô đơn chỉ để hiến dâng cho sự chung thủy như thế. Họ thậm chí không dám đón nhận tình yêu của người khác vì không muốn người đời gọi mình là "gái hư".
Ngược lại, thời nay, sự chung thủy trong tình yêu chỉ có thể là tình yêu trọn vẹn với một người đàn ông trong một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định. Khi chia tay, cô ấy có quyền yêu, có quyền được dựa vào một bờ vai khác để tìm kiếm hạnh phúc riêng của đời mình.
Gái ngoan phải chung thủy, điều đó là đương nhiên.
Bề ngoài
Phong cách thời trang cũng góp phần đánh giá nhân phẩm của những cô gái hiện đại. Càng mặc đẹp càng được nhiều người chú ý. Mà mặc đẹp thì phải hấp dẫn, gợi cảm và sexy. Như thế có còn được gọi là gái ngoan.
Gái ngoan thời nay là ăn mặc hợp thời trang hay khoe da thịt hết cỡ. Đó cũng chính là vấn đề gây nhiều bàn cãi. Đàn ông thích nhìn gái đẹp nhưng khi con gái hở bạo một chút thì bị gọi là hư, là thiếu văn hóa.
Nhưng trong những trường hợp ăn mặc đúng nơi, đúng chỗ thì mới được gọi là gái ngoan. Nếu cô gái đi biển mà phải mặc quần áo dài, trông thì ngoan thật nhưng cô ấy có thực sự đẹp và hợp thời so với đám đông kia. Người ta nhìn cô ấy vì "ngoan" hay vì cô ấy "dị".
Ăn mặc, đầu tóc, trang sức, cách trang điểm... đều là tiêu chí đánh giá có ranh giới "ngoan", "hư" rất mong manh và tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Tính cách
Điều quan trọng hơn hết của một người con gái là tính cách, bản chất của cô ấy. "Ngoan" hay "hư" nhìn bề ngoài không thôi chưa đủ, mà người trẻ còn cần phải nhìn vào con người bên trong ấy.
Quan niệm dịu dàng, hiền thục, đảm đang, vâng lời... là "ngoan' của các cụ đã không còn phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhiều người.
Bởi cô gái học hành giỏi sẽ không còn thời gian để học nấu nướng, thêu thùa, làm việc nhà thì sao "ngoan"? Cô gái tự tin, mạnh mẽ biết lo cho cuộc sống thì không thể chỉ biết nghe lời hay dịu dàng cả đời được.
Chính vì thế, mọi quan điểm về "ngoan" "hư" của thời xưa đến nay đã có sự biến đổi khá nhiều cho phù hợp với cuộc sống hiện đại và sự hội nhập. Miễn sao những cô gái Việt Nam không đánh mất đi nguồn gốc, bản chất và truyền thống mang tính bản sắc của dân tộc thì vẫn được gọi là "gái ngoan".
Theo Trang Minh/Em đẹp