'Chúng ta không thể nào loại trừ bệnh sốt xuất huyết'
Thông tin Y học - Ngày đăng : 20:58, 18/08/2016
PGS. TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM đã nhấn mạnh như thế tại Hội nghị tập huấn công tác truyền thông và cung cấp thông tin y tế năm 2016 diễn ra tại Bến Tre hôm 18.8.
Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào năm 2018
Theo ông Lân, tình hình sốt xuất huyết trên thế giới liên tăng tục nhanh, không chỉ số ca mắc mà cả lan nhanh trên diện rộng. Hiện đã có 128 quốc gia có người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3,9 tỉngười sống trong vùng có sốt xuất huyết.Châu Mỹ và châu Á có khoảng 390 triệu người nhiễm mỗi năm, 3,2% sốt xuất huyết nặng và có tử vong.
Ở khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia nhưPhilippines, Singapore... có số ca mắc sốt xuất huyết rất cao, trong đó Singapore được xem là quốc gia xanh, sạch nhưngcó số ca mắcsốt xuất huyết/1000 dân còn cao hơn Việt Nam. Đặc biệt, Nhật Bản suốt hơn 70 năm chưa hề có bệnh sốt xuất huyết nhưng năm vừa qua đã xuất hiện ca mắc sốt xuất huyết.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết tập trung ở chủ yếu ở các tỉnh phía Nam - nơi lưu hành véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Tại khu vực này từ đầu năm 2016 đến nay đã có 20.017 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết vẫn còn thấp hơn so với cùng kỳ nhưng đang bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh và dự báo sẽ tăng cao trong những tháng tới.
Ông Lân cũngcảnh báo 3 địa phương Bình Phước, Lâm Đồng và Bến Tre sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch sốt xuất huyết. Tínhtừ đầu năm đến nay, Bến Tređãcó đến 1.401 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 trường hợp tử vong, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sốt xuất huyết sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới do bước vào mùa mưa, chu kỳ dịch...
Qua phân tích của ông Lân cho thấy tại Việt Nam cứ 10 năm sẽ lặp lại chu kỳ dịch bệnh sốt xuất huyết. “Chu kỳ dịch sốt xuất huyết được phát hiện đầu tiên vào năm 1987 sau đó xuất hiện vào năm 1997... Dự kiến đến năm 2017 sẽ tăng cao và có khả năng đến năm 2018 sẽ xuất hiện đỉnh dịch về sốt xuất huyết”, ông Lân nói.
Không thể nào loại trừ sốt xuất huyết
Đề cập đến dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên, nhất là Lâm Đồng, ông Lân cho biết sở dĩ dịch bệnh sốt xuất huyết ở Lâm Đồng đang diễn biến phức tạp là do đàn muỗi từ năm ngoái dịch chuyển sang năm nay.
“Tây Nguyên có khí hậu ôn đới, có một giai đoạn mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng để cho muỗi sốt xuất huyết sinh sôi nảy nở là từ 25 đến 28 độ C. Tuy nhiên, năm ngoái ở Tây Nguyên không có mùa đông, năm nay mưa sớm hơn cộng với mầm bệnh tồn tại từ năm trước khiến cho tình trạng sốt xuất huyết tăng cao”, ông Lân giải thích.
Riêng tại tỉnh Bến Tre đến thời điểm này có số ca mắc sốt xuất huyết tăng một cách đáng lo ngại. Ông Lân lý giảilà do từ đầu năm địa phương này bị xâm nhập mặn, người dân trữ nước nhiều gây tình trạng phát sinh lăng quăng. Chính nhu cầu trữ nước của người dân tăng cao khiến những vật dụng chứa nước nhưlu được sản xuất cũng tăng cao.Nhiều lu sau khi được sản xuất để ngoài trời khi mưa xuống đọng nước, gây phát sinh lăng quăng, muỗi...
Bên cạnh đó, ông Lân cũng cảnh báo về những khó khăn mà ngành y tế dự phòng đang phải đối mặt trong việc xử lý dịch bệnh là tình trạng vắc xin và độ bao phủ miễn dịch còn nhiều rào cản do giá cả; dịch bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính... Đó là chưa kể việc diệt lăng quăng, muỗi của người dân và ngành y tế vẫn chưa triệt để.
“Phun hóa chất diệt muỗi phải buổi sáng và buổi chiều mới có hiệu quả, nhưng chúng ta đi phun thì tránh vào thời điểm kẹt xe, hay chờ người dân đi làm về mới vào nhà phun. Phun vào thời điểm đó làm sao hiệu quả được”, ông Lân nói.
Đánh giá về dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, ông Lân cho rằngkhông thể nàoloại trừ được sốt xuất huyết mà chỉ có thể giảm số ca mắc và tử vong.
"Vấn đề xâm nhập mặn, El Nino, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, di dân... khiến bệnh sốt xuất huyết vẫn tồn tại, lây lan và phát triển. Ngoài ra việc diệt lăng quăng, muỗi chưa hiệu quả và triệt để... cũng là nguyên nhân khiến chúng ta không thể loại trừ được sốt xuất huyết. Hiện nay chúng ta chỉ có thể giảm số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết", ông Lân nhấn mạnh.
Theo ông Lân hiện đã có nhiều cuộc họp, nhiều văn bản chỉ đạo về dịch bệnh sốt xuất huyết nhưng các địa phương chưa triển khai, nhiều nơi vẫn chưa duyệt chi phí năm 2016 cho cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết ởphường – xã.
Muốn giải quyết tình dịch bệnh sốt xuất huyết, ông Lân cho rằng cần phải cómột giải pháp đồng bộ. Ngành y tế phải tham mưu, giám sát chặt chẽ; sớm xử lý triệt để; đảm bảo quy trình chuyên môn, kỹ thuật...Chính quyền phải kiến tạo, vào cuộc sớm;đồng thời huy động nguồn lực để kiện toàn hạ tầng, trong đó tập trung vào việc cung cấp nước sạch, thu gom rác, xóa quy hoạch treo...
“Cứ để dịch bệnh xảy ra ngành y tế phải đi dập dịch, rồi đổ thừa cho ngành y tế. Chỉ một mình ngành y tế thì không thể nào giải quyết được”, ông Lân bày tỏ.
Hồ Quang