Xác định lại người tạo ra chữ quốc ngữ: Alexandre de Rhodes hay Francisco de Pina?

Văn hóa - Ngày đăng : 15:03, 23/08/2016

Hội thảo khoa học “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ” sắp diễn ra tại Quảng Nam sẽ làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc của chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Theo thông tin từ tỉnhQuảng Nam, UBND tỉnh này phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Bộ KH-CN, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ" vào ngày mai 24.8 tại thị xã Điện Bàn. Hội thảo có sự tham dự của trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Hội thảo về chữ quốc ngữ lần này sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ đề chính liên quan đến chữ quốc ngữ nhằm khẳng định và làm rõ vai trò, vị trí và quá trình phát triển của Dinh trấn Thanh Chiêm trên phương diện văn hóa, lịch sử và khảo cổ học, qua đó góp phần xác định vai trò của Dinh trấn Thanh Chiêm trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ cũng như sự ra đời của chữ quốc ngữ tại vùng đất này.

Dinh trấn Thanh Chiêm (nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được Chúa Nguyễn Hoàng chọn làm cơ sở hành chínhcho vùng đất mới Quảng Nam (năm1602 chính thức thành lập Dinh Quảng Nam). Dinh trấn nằm bên bờ sông Sài Thị (sông Chợ Củi), một nhánh lớn của sông Thu Bồn. Dinh trấn Thanh Chiêmđược coi là thủ phủ thứ 2của Đàng Trong, được Chúa TiênNguyễn Hoàng ban cho đặcquyền có thể tựđịnh đoạt mọi việc của Dinh trấn, là nơi thực tập, đào luyện các thế tử,thực thi chính sách mở cửa với các điềukiện tối ưu nhằm xây dựng một hậu phương vững chắc làm bàn đạp mở rộng bờ cõi về phía nam.

Trước thềm cuộc hội thảo,ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Namcho biếthiện có nhiều nghiên cứu cho rằng người sáng tạo chữ quốc ngữ không phải là Alexandre de Rhodes như chúng ta hiểuhiện nay. Nhiều công trìnhnghiên cứu khẳng định chữ quốc ngữ được linh mục Francisco de Pina một giáo sĩ người Bồ Đào Nha tạo ra khi ông đặt chân đến dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam. Ý kiến này sẽ được đưa vàobàn luận sâu hơntại hội thảo.

Theonhà nghiên cứu Hồ Thế Vinh, từ năm 1615 về sau, Dinh trấn Thanh Chiêm đã trở thành vùng đất khai sinh chữ quốc ngữ khi Giáo đoàn Francisco Bozomi đến Dinh trấn Thanh Chiêm mở đầu công cuộc truyền bá đạo Kito. Với nhu cầu làm việc của mình, các giáo sĩ đã sáng tạo ra loại ngôn ngữ mới phù phù hợp với các giáo dân đang sống ở đây, mà người đi tiên phong trong hành động có tính lịch sử này giáo sĩ Francisco de Pina người Bồ Đào Nha.

Linh mục Francisco de Pina người được cho người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ

Gần đây, tiến sĩ Rolland Jacques trong tác phẩm Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học đã chứng minh được giáo sĩ Francisco de Pina trong thời gian lưu lại ở Đàng Trong từ năm 1617, ông đã bắt đầu học tiếng Việt, trong quá trình tiếp xúc với người bản xứ, giáo sĩ Francisco de Pina đã nhiều lần qua lại Hội An và Thanh Chiêm. Ông nhận thấy "Kẻ Chiêm (tức Thanh Chiêm - nơi đặt dinh trấn) vẫn là nơi tốt nhất với tư cách là trung tâm của triều đình.

Ở đây người ta nói rất hay, có sự đổ dồn của những người trẻ tuổi đến mà họ là những sĩ tử và bên họ, những ai bắt đầu học tiếng có thể tìm thấy mọi sự giúp đỡ. Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, F.de Pina đã có thể giảng đạo bằng tiếng Việt, cùng với giáo sĩ Christoforo Borri biên soạn kinh sách bằng tiếng nôm. Trong giai đoạn 1617 - 1625 các công trình của F.de Pina thực hiện ở Dinh trấn Thanh Chiêm và Hội An đã ra đời sớm nhất. Riêng Thanh Chiêm còn là nơi có trường học đầu tiên, tại đây F.de Pina đã dạy tiếng Việt cho Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes với tư cách là bề trên và thầy giáo ở cơ sở này.

Trang cuối lá thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12.9.1659 bằng chữ quốc ngữ - Ảnh tư liệu

Trong một bài đăng trên Quảng Nam Cuối tuần số ra ngày 21.8.2016, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy khẳng định: “Sau ngày bị nạn tại biển Hội An (15.12.1625) tất cả công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ của Francisco de Pina, là những tài liệu, được tập trung vào tay Alexandre de Rhodes, giúp cho Rhodes sử dụng cùng với những tài liệu của các giáo sĩ dòng Tên khác của thời đó viết nên Tự điển Annam - Lusitan - Latinh năm 1651.Vậy là đã quá rõ để ngày này chúng ta tôn vinh“cái nôi” khai sinh ra chữ quốc ngữ là thủ phủ Thanh Chiêm - tỉnh Quảng Nam và tôn vinh vị thủy tổ phát minh ra chữ quốc ngữ là người Bồ Đào Nha có tên làFrancisco de Pina”

Như vậy chỉ trong vòng 1năm, đề tài về chữ quốc ngữ đã được tổ chức đến 2 lần. Trước đó vào vào tháng 1.2016, UBND tỉnh Bình Đình cũng đã tổ chức hội thảo khoa học Bình Định với chữ quốc ngữ với sự tham gia đông đảo các nhà nghiên cứu trong cả cả nước. Đến thời điểm hiện tại Hội thảo khoa học "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ" đã nhận được hơn 70 bài tham luận của các đại biểu tham gia.

Nguồn gốc nơi khai sinh, người sáng tạo ra chữ quốc ngữ vẫn đang là một vấn đề tranh cãi không dứt từ những quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học, các nghiên cứu về ngôn ngữ hiện nay. Ban tổ chứckỳ vọng thông qua hội thảo lần sẽ có thêm cơ sở để khẳng định tầm quan trọng của Dinh trấn Thanh Chiêm - Quảng Nam, là cái nôi của chữ quốc ngữ (hiện nay là tiếng Việt) từ đó nâng tầm di tích này thành di tích cấp quốc gia, gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Nam.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ