Thái Bình: Cán bộ, đảng viên lấn chiếm đất công vẫn không bị xử lý

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:09, 08/09/2016

Họ cố tình lấn chiếm rãnh nước thủy lợi, ngang nhiên xây sân, bờ dậu, tường bao bành trướng… khiến cho hàng chục hộ gia đình xung quanh rơi vào cảnh khốn đốn.

Đó là việc làm bất chấp quy định pháp luật của một số cán bộ, đảng viên ởxã Đông Hòa, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Chính quyền bao che?

Theo những hộ dân sống tại dãy 1, xóm 1, thôn Hiệp Trung xã Đông Hòa và xóm 6, thôn Trần Phú,xã Đông Thọ (TP.Thái Bình), nơiđây từ lâu đời vẫn có một con kênh ngòi để tiêu thoát nước chung cho các hộ dân trong vùng. Còn theo bản đồ địa chính các năm1993, 1997, 2005, 2012 của UBND xã Đông Hòa, thì tại tờ số 3, kênh mương thoát nước trên nằm ở vị trí số thửa4019, có tổng diện tích 317,6m2, được xác định làđất thủy lợi.

Thời gian gần đây, 3 gia đình cácông: Bùi Xuân Lộc (đảng viên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binhxã Đông Hòa), Bùi Xuân Phúc (đảng viên, nguyên Phó trưởng thôn Hiệp Trung, xã Đông Hòa) và Bùi Xuân Tự đã tự ý bơm cát, chở đất lấp san bằng con mương thủy lợi trên.

Nơi con kênh thủy lợi đã bị các gia đình cán bộ xã, thôn ở đây “bức tử” làm nhà riêng

Sau khi lấn chiếmkênh thoát nước thủy lợi, các hộ nóitrên san lấp, trồng hoa màu, xây dựng công trình nhà cửakhiến cho hơn hai chục hộ dân sống tại đây không cónơi tiêu thoát nước.Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạtcủa người dân gặp nhiều khó khăn. Ông Phạm Văn Hưng, một cư dân nơiđây cho biết: “Nhiều hôm mưa to, nước bẩn tràn ngập lênh láng vào cả sân nhà, ngập bếp đun nấu, ngập kho chứa thóc lúa. Gặp trận mưa kéo dài mấy ngàythì cây cối ngập úng héo úa hết. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc”.

Đặc biệt, tại khu vực trên hiện có khoảng hơn chục cáiao rộng nuôi cá của các gia đình ở xóm 1, xã Đông Hòa và xóm 6, xã Đông Thọ, mỗi khi các hộ trên bơm nước bắt cá thu hoạch sẽrất khó khăn bởi không còn mương chứa. Trước đây việc thau chua rửa mặn, thay đổi môi trường nước cho các ao nuôi cá được thực hiện rất dễ dàng, còn bây giờ công việc ấy các hộ lại phải bơm nước từ nhà này nhờ sang nhà khác, rồi tháo nước ngược lại. Chính những lần bơm nước như vậy đã làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi cá của các hộ dân và gây sạt lở đến bờ kè của ao nuôi cá...

Cụ thể, diện tích đất công đã bị hộ ông Bùi Xuân Tự lấn là41,2m2, hộ ông Bùi Xuân Phúc lấn32,2m2, hộ ông Bùi Xuân Lộc lấn37,4m2. Cuối năm 2013, anhBùi Trọng Tuyến (con trai ông Tự) lại tiếp tục xây sân, xây cổng, làm tường bao lấn ra tận mép con đường liên thôn.

Điều đáng nói ở đây là ngay từ lúc người dân phát hiện 3hộ gia đình trên lấn chiếm đã trình báo với chính quyền thôn, xã. Song, chẳng hiểu vì lýdo gì, mà khu vựctrên chỉ cách trụ sở UBND xã Đông Hòa khoảng 1km, nhưng chính quyền địa phương vẫn không cử người tới nắm bắt vàcó biện pháp ngăn chặnkịp thời.

Ngang nhiên xây dựng nhà ở, lấn chiếm cố định

Do mối quan hệ họ hàng, thân quen nên nhiều người ngại không đứng tên lên tiếng. Bức xúc trước sự vi phạm pháp luậtcủa cáccán bộ, đảng viên làông Phúc (lúc đó Phó trưởng thôn), ông Lộc (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã), ông Phạm Văn Hưng cùng một số hộ dân ở đây đã đứng đơn tố cáo, gửi tới các cơ quan chức năng.

Ngày 7.8.2014, chính quyền xã Đông Hòa đã mời các bên liên quan đến trụ sở UBND xã để giải quyết vụviệc.Buổi làm việc do ông Hà Quý Phi, Phó chủ tịch UBND xã chủ trì. Tại biên bản làm việc, ông Phi đã nêu: “Sau 3 tháng kể từ ngày lập biên bản, các gia đình phải tự tháo dỡ tường dậu, đất cát san lấp trả lại dòng chảy, nếu các hộ gia đình không chấp hành, UBND xã sẽ giải quyết theo pháp luật”.

Đặc biệt, sau khi tiếp nhận đơn phản ánh của người dân về sự việc trên, chính quyền xã Đông Hòa đều thừa nhận trong văn bản là“nội dung đơn tố cáo là có cơ sở”. Nhưng, sau thời hạn trên việc tháo dỡ các hạng mục công trình đểhoàn trả lại hiện trạng ban đầu đã không được thực hiện. Phải chăng chính quyền xã Đông Hòa đang có sự bao che, dung túng cho nhữngngười sai phạm?

Cố tình làm ngơchỉ đạo của cấp trên

Bất bình trước sự việc trên, ông Hưng và bà contiếp tục làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình. Ngày 2.12.2015, Thanh tra TP.Thái Bình ra công văn số34/TB-TTr nêu rõ: “Ngày 1.12.2015, UBND TP.Thái Bình có công văn số 1313/UBND-TTr, yêu cầu UBND xã Đông Hòachủ trì phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan của thành phố xử lý dứt điểm nội dung đơn của ông Hưng theo quy định”.

Chưa hết, tại công văn số 902/UBND-TCDngày 29.3.2016 của UBND tỉnh Thái Bình cóchỉ đạo: “Yêu cầu UBND xã Đông Hòa, TP.Thái Bình khẩn trương xem xét giải quyết theo quy định, trả lời công dân và báo cáo kết quả về cơ quan có thẩm quyền”. Như vậy, các cơ quan chức năng cấp trên đã phân định rõ cấp giải quyết, người chịu trách nhiệm có thẩm quyền giải quyết sự việc trên. Những tưởng với chừngấy ý kiến, chứng cứ, thời gian là đã quá đủ để cho chính quyền sởtại chấm dứt sự việc theo chỉ đạo, song UBND và Chủ tịch xã Đông Hòa vẫn làm ngơ không chịu ra quyết định giải quyết.

Kênh thoát nước được xác định là đất công trên bản đồ

“Sự việc này đã qua 4đời Chủ tịch xãmà vẫn chưa giải quyết được. Thử hỏi, nếu tôi mà tố cáo sai, hay người dân mà chậm nộp các khoản lệ phí công thì chỉ cần trong một đời Chủ tịch xã liệu có để yên không?”, ông Hưng phân giải.

Từ những cơ sở trên, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Chức năng, vai trò của UBND xã Đông Hòa đang ở đâu? Trách nhiệm của Chủ tịch xã với người dân đã làm tròn chưa? Tại sao các cán bộ, đảng viên tại đây ngang nhiên chiếm đất công lại không được cấp thẩm quyền xử lý?

Tiếp xúc với nhiều người dân ở xã Đông Hòa, chúng tôi được biếtchuyện lấn chiếm dòng chảy xây nhà ở, chuyển đổi đất nông nghiệp sai mục đích… lâu nay được chính quyền xã “tiếp tay” vô tội vạ. Phải chăng đây là dấu hiệu bao che cho những tư lợi cá nhân để đem lại “lợi ích nhóm” cho các cán bộ địa phương?

Hoàng Thiên

Tiến Chính - CTV tại Thái Bình