Người Anh chỉ biết đến Vietnam Airlines, bia Saigon... còn các thương hiệu khác quá mờ nhạt!
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 07:08, 10/09/2016
Thương hiệu mờ nhạt, ít người biết đến!
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớithì việc xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt Nam lớn mạnh, uy tín là mục tiêu quan trọng của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nhằm khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, uy tín, năng lực cạnh tranh cao trong nước và trên thị trường thế giới.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy – Đại diện thương mại Việt Nam tại Anh Quốc cho biết, Vương quốc Anh là thị trường đầy tiềm năng với hàng hóa của Việt Nam. Khu vực với 65 triệu dân có sức mua lớn hàng đầu thế giới. Trong đó, kim ngạch song phương hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đang có xu hướng tăng trưởng theo từng năm. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Vương quốc Anh đã tăng từ hơn 700 triệu bảng Anhvào năm 2005 lên đến hơn 3,5 tỉ bảng Anh vào năm 2016.
Tuy nhiên, bà Thủy cũng cho rằngdù là nước dẫn đầu trong 10 nước ASEAN xuất khẩu hàng hóa vào Vương quốc Anh, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh chỉ đạt con số rất nhỏ 0,5%. Từ đó có thể thấy rằngchất lượng sản phẩm của nước ta còn hạn chế nhiều, mẫu mã hàng hóa thì mờ nhạt nên rất ít người trên thế giới biết đến. Doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật tại thị trường Anh như: bảo vệ tốt nhất sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...
Ở Anh, người tiêu dùng chỉ biết đến Vietnam Airlines, bia Saigon, Buffalo Tour của Việt Nam, còn các thương hiệu Việtkhác có chất lượng tốt nhưng vẫn bị đào thải ra khỏi thị trường do khâu quảng bá vẫn còn mờ nhạt.
Lối đi nào cho sản phẩm Việt?
Ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhận định rằng, Việt Nam chưa thực sự có thương hiệu nào vang dội trên thị trường quốc tế. Tại Anh, lượng thương hiệu nổi lên còn quá ít,các thương hiệu Việt Nam cònrất nhiều cơ hội tại thị trường này.
Bà Thủygợi ýcác công ty ở Anh hiện đang tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, y tế, dược phẩm, máy móc thiết bị hơn là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Người dân Anh cũng có nhu cầu lớn về những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp...
Theo đó, để đưa được nhiều sản phẩm vào thị trường Anh, các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận cho rằngcác doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo ít nhất ba vấn đề là: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc phải xây dựng được một thương hiệu uy tín và chất lượng.
Chia sẻ về những kinh nghiệm và chi phí đưa thương hiệu thâm nhập thị trường Vương quốc Anh, ông Saby Mishra, CEO J. Walter Thompson Việt Nam cho biết, Anh là một thị trường "mở", có sức mua lớn với gần 65 triệu dân, song cũng là thị trường có tính kén chọn. Do đó, các thương hiệu nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Anh đều phải mang “vị” rất đặc trưng của quốc gia mình song đã "nhào nặn" một cách hài hòa với văn hóa của Anh.
Từ đó, ông Saby nhấn mạnh, khi bước vào thị trường mới, bên cạnh yếu tố nội tại của thương hiệu cần lưu ý nổi bật các đặc tính của thị trường mới, hướng tới đối tượng mới để có thể thâm nhập thị trường một cách tốt hơn.
Tuyết Nhung