Gặp bà Suu Kyi, ông Obama tuyên bố sẽ dỡ bỏ cấm vận với Myanmar
Quốc tế - Ngày đăng : 14:32, 15/09/2016
Ngày 14.9 (giờ địa phương), bà Aung San Suu Kyi có chuyến thăm Mỹ đầu tiên trongvai trò Cố vấn nhà nước của Myanmar, một chức vụ trên danh nghĩa có quyền lực ngang với thủ tướng chính phủ.
Ngay khi đến Mỹ, bà Suu Kyi đã gặp và trao đổi với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Trong dịp này, người đứng đầu chính phủ Mỹ đã công bố nhiều biện pháp nhằm giúp thay đổi đáng kể tình hình của Myanmar sau nhiều thập kỷ bị cô lập kinh tế.
"Mỹ đã sẵn sàng và sẽ sớm dỡ bỏ thêm những cấm vận mà chúng tôi đã áp đặt lên Myanmar trong thời gian qua. Đây là điều đúng đắn để bảo đảm người dân Myanmar được tưởng thưởng về cách kinh doanh mới và chính phủ mới của họ", ông Obama nói.
Trong thư gửi Quốc hội trước đó, ông Obama nói ông sẽ phục hồi thuế quan ưu đãi cho những nước đang phát triển, trong đó cóMyanmar. Nhà Trắng nói rằngđã sẵn sàng giúp đỡ quốc gia này và chính quyền của đảng NLD cầm quyền.
"Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc cầnloại bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt đang làm tổn thương chúng ta về vấn đề kinh tế", bà Suu Kyi nói, đồng thời lưu ý các trừng phạt của Mỹ trước đây nhắm vào Myanmar là để nước này "cải cách dân chủ".
Theo kế hoạch, chính quyền của ông Obama sẽ giúp đưa Myanmar trở lại Hệ thống ưu đãi thuế quanphổ cập (GSP) dự kiến sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Myanmar.Myanmar bị loại khỏi GSPvào năm 1989 vì những đàn áp nhân quyền của chính phủ quân sự nước này. Theo một quan chức Mỹ, dự kiến quốc gia Đông Nam Á này sẽ được đưa trở lại vào GSPvào ngày 13.11 tới.
Việc xóa bỏ thêm cấm vận cho Myanmar cũng củng cố lòng tin với những công ty Mỹ muốn đầu tư tới Myanmar, nhưng ông Obama chưa cho biếtthời điểm cụ thể của việc dỡ bỏ cấm vận.Tuy nhiên, một quan chức Mỹ khẳng định việc gỡ bỏ cấm vận với Myanmar sẽ không áp dụng với các chương trình viện trợ hay hợp tác quân sự.
Khôi phục lại những lợi íchkết hợp với việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt"sẽ giúp khuyến khích chính phủ Mỹ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận của chúng tôi đầu tư và tham gia vào quá trình mà chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một đối tác ngày càng dân chủ và thịnh vượng trong khu vực", ông Obama nói.
Hồi tháng 5, Washington đã dỡ bỏ một số cấm vận thương mại và và tài chính đối với các công ty và ngân hàng nhà nước của Myanmar, nhưng vẫn chưa đủ để thuyết phục các doanh nghiệp Mỹ coi thị trường Myanmar là một nơi để đầu tư lâu dài.
Hiện vẫn còn nhiều lo lắng trong giới lãnh đạoMỹ xung quanh vấn đề giảm bớt các lệnh cấm vận Myanmar, chủ yếu xung quanh việc nước này trên thực tế vẫn chưa hoàn toàn có chính phủ dân cử đúng nghĩa. 25% nghị sĩ và thượng nghị sĩ của Myanmar là do quân đội bổ nhiệm, không do dân bầu.
Ngoài ra, những lo lắng còn đến từ việc chính quyền mới hiện tại của Myanmar vẫn chưa giải quyết được vấn đề xung đột tôn giáo, nhất là đối với những người theo Hồi giáo tại miền tây Myanmar.
Thiên Hà (theo AsiaTimes)