Tổng thống Duterte có ra lệnh giết người hay không?
Quốc tế - Ngày đăng : 19:26, 16/09/2016
Kênh truyền hình CNN đưa tin ngày 16.9Văn phòng tổng thống Philippines đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc mới đây cho rằng Tổng thốngRodrigo Duterte đãtừng ra lệnh cho một nhóm sát thủ giết người trong lúc còn giữ chức thị trưởng thành phố Davao.
Hômtrước đó, trong buổiđiều trần trước Thượng việnPhilippines, nhân chứngEdgar Matobato khẳng địnhđãtừng là thành viên “đội hành quyết Davao” (DDS) gồm 300 người của ông Duterte vàđưa ra lời cáo buộc trên.
Cuộcđiều trần nằmtrong khuôn khổ điều tra các cáo buộc về giết người không thông qua xét xử xảy ra trong giai đoạn 3 tháng tínhtừ lúcông Duterte nhậm chức tổng thống.
Thư ký truyền thông của tổng thống Martin Andanar phát biểu tại cuộchọp báo ngày 15.9 đã bác bỏ cáo buộc của người tên EdgarMatobato.
Khi được hỏi liệu ông Duterte có phảitừng ra lệnh giết người như cáo buộc trên hay không, ông Andanar nói: “Việc này đã được Ủy ban Nhân quyền điều tra cách đây vài năm trước, khi tổng thống còn là thị trưởng Davao. Họ đã không tìm thấy chứng cứ trực tiếp nào”.
Năm ngoái,ông Duterte không ngầnngại tự nhậnmìnhlà thành viên của một nhóm sát thủ trong một lầnxuất hiện trên truyền hình trực tiếp. Lúc đó ôngnói: “Họ nói rằng tôi làthành viên của nhóm sát thủ à? Đúng, đúnglà vậy!”. Tiếp đó, ông còn đe dọa sẽ giết thêm hàng ngàn tên tội phạm khác và ném xác xuống vịnh Manila nếu ông đắc cử tổng tống.
Tuy nhiên, sau đó ông Duterte đã đính chính lại và nói với các phóng viên rằng “không hề tồn tại nhóm sát thủ Davao nào”.
Giết hơn 1.000 người tại Davao
Nhân chứng tên Edgar Matobato khai đã cùng “đội hành quyết Davao”ra tay giết cácđối tượng được cho là mua bán ma túy và bọntội phạm tại khu vực phía nam Davao theo chỉ thị của ông Duterte trong giai đoạn từ năm1988-2013.
Người nàycho rằng đã có hơn 1.000 người bị giết tại Davao và còncáo buộc ông Duterte đã tựtay giết một thành viên trong Bộ Tư pháp bằng súng máy Uzi trong khi đang còn là thị trưởng Davao.
Theo lời khai của Matobato tại cuộc điều trần,“đội hành quyết Davao” banđầu do ông Duterte thành lập mangtên “Lambada Boys”. Nhân chứng nói: “Việc của chúng tôi là giết bọn tội phạm bán ma túy, hiếp dâm và cướp giật. Đó là cácđối tượng bị chúng tôi thủ tiêu hằng ngày”.
Phương pháp giết người rùng rợn của nhóm sát thủ này cũng được Matobato mô tả lại chi tiết. Nhân chứng kể nhóm "Lambada Boysphanh thâycác nạn nhân và giấu xác dọc đường. Các thi thể bị quấn băng keo để che giấu danh tính. Một thi thể còn bị ném cho cá sấu ăn.
Nhân chứng Edgar Matobato điều trầnngày 15.9 đã đưa racuộnbăng keo giống với loạiđược sử dụng để quấn xác các nạn nhân - Ảnh: Reuters
Nhân chứngcho biết nhóm "Lambada Boys" tại Davao bắt đầu lớn mạnh từ năm 1993 và phát triển thành “đội hành quyết Davao”. Các thành viên của nhóm này bao gồm cựu phiến quân và cảnh sát.
Trong lúc liệt kê các vụ giết người do “đội hành quyết Davao”thực hiện, nhân chứngcho biết ông Duterte từng một lần ra lệnh cho nhóm sát thủ tàn sát cácnhà thờ Hồi giáo sau khi nhà thờ Công giáoởDavao bị đánh bom năm 1993. Theo lời khai của nhân chứng, một số tín đồ Hồigiáo đã bị “đội hành quyết Davao”bắt cóc, thủ tiêu và giấu xác tại một mỏ đá.
Nhân chứng EdgarMatobato còn cho rằng ông Duterte đã ra lệnh thủ tiêu bà Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Philippines Leila de Lima khi tổ chức này bắt đầu tiến hành điều tra cácvụ giết người tại Davao vào năm 2009. Tuy nhiên lệnh giết bà ấy không được thực hiện.
Ông Duterte còn bị Matobato cáo buộc đã ra lệnh cho giết bạn trai của chị gái ông cùng một nhà báo đã dámlên tiếng chỉ trích ông.
Ngoài ra, Matobato cònkhai Paolo Duterte,con trai của ôngDuterte, cũng tham gia ra lệnh cho “đội hành quyết Davao”giết người. Một nạn nhân là tỉphú Richard King mâu thuẫn với Paolo Duterte liên quan đến một phụ nữ vào năm 2014. Matobato còn nói Paolo Duterte cũng sử dụng ma túy.
Tổ chức theo dõi nhân quyền kêu gọi điều tra ông Duterte
Tổ chức theo dõi nhân quyền trong thông cáo ngày 16.9 cho rằng ông Duterte cần phải bị điều tra về cácvụ hành quyết không qua xét xử tại Philippines. Giám đốc châu Á của tổ chức nàylàBrad Adams nói: “Không thể mong đợi ông Duterte tự đi điều tra chính bản thân mình. Vì vậy, LHQ cần phải thực hiện việc này”.
Hãng tin AFP ngày 16.9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner: “Đây là những cáo buộc rất nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ xem xét việc này”.
Các phụ nữ sốngtại khu ổ chuột của Davao đưa ra hình ảnhcáccon trai họ được cho làbị ông Duterte ra lệnhgiết vào năm 2004 - Ảnh: AFP
Theo nhận định của AFP, cácvụ giết người tại Davao trong giai đoạn hơn 20 năm lúcông Duterte cònlàm thị trưởng đã tạo ra tiền lệ cho tình trạng giết người tràn lan đang diễn ra tại Philippines sau khi ông ngồi vào ghế tổng thống.
Quan chức văn phòng tại Manila của tổ chức Ân xá Quốc tế Wilnor Papa nói với AFP rằng hành động giết người tràn lan nhưng lại không bị trừng trị hiện nay do một phần lỗicủa chính phủ Philippines trước đây đã thất bại trong việc kết tội ông Duterte.
Tínhđến cuối tháng 8.2016, chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã dẫn đến cái chết của hơn 1.900 người, theo thống kê của tướng cảnh sát Ronaldo dela Rosa. Số người chết quá cao đã khiến cho Quốc hội Philippines phảitiến hành điều tra.
Huỳnh Hy