TS Nguyễn Đình Cung: ‘Đạm Ninh Bình kêu cứu Thủ tướng là hành động đáng xấu hổ’
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 05:51, 17/09/2016
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải cứu Nhà máy Đạm Ninh Bình. Theo đó, Ninh Bình đề nghị Chính phủ cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình củaNgân hàngPhát triển Việt Nam (VDB) thành vốn góp nhà nước tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để giảm số nợ gốc và lãi vay.
Bên cạnh đó, một biện pháp cũng được tỉnh Ninh Bình kiến nghị là áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm urêtương tự như phôi thép và bột ngọt để hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn cho nềnkinh tế và là nguyên nhân chính làm giá bán giảm dưới giá thành sản xuất.
Nói về điều này tại hội thảo “Tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển” diễn ra chiều 16.9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng hành động cầu cứu Thủ tướng là “đáng xấu hổ”.
“Trước kia, Công ty Đạm Ninh Bình gửi đơn kêu cứu lên Bộ Công Thương, rồi Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng nhưng Thủ tướng không giải quyết, trả về cho Bộ xử lý. Sau đó, họ lại tìm cách khác để tiếp tục kêu lên, đó là UBND tỉnh Ninh Bình kêu cứu Thủ tướng. Hành động đó là xấu hổ. Làm ăn cần phải tuân theo thị tường, lời ăn lỗ chịu chứ thua lỗ lại đề nghị giải cứu là không được” – ông Cung nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, nói với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cũng bày tỏ không nên giải cứu nhà máy này mà hãy để cho nó phá sản. Tiền đó dùng đầu tư vào những chỗ có hiệu quả hơn. Nếu giải cứu, thà nhà nước giải cứu những doanh nghiệp tư nhân lớn, làm ăn đàng hoàng đang gặp khó khăn còn hơn giải cứu cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu tính toán, gây lỗ lớn như thế này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nên để Đạm Ninh Bình phá sản, bởi vì sản phẩm của nhà máy này khôngcó tính cạnh tranh cao, trong bối cảnh hội nhập hiện nay lại càng không thể cạnh tranh được. Cứ doanh nghiệp nhà nước thua lỗ lại giải cứu, lấy tiền thuế của dân để cứu những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không có tính toán thì không ổn.
Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Công ty TNHH một thành viênĐạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn/năm. Dự án khởi công năm 2008 tại khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư667 triệu USD. Vì không đủ vốn, Vinachem quyết định chọn vay vốn từ Trung Quốc 250 triệu USD với Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer (Trung Quốc) làm tổng thầu thực hiện dự án. Nhà máy hoàn thiện đi vào sản xuất năm 2012.
Tuy nhiên, đi vào sản xuất chưa lâu, theo báo cáo của Vinachem, năm 2013, công ty lỗ 906 tỉ đồng, năm 2014 lỗ 738 tỉ đồng, năm 2015 lỗ 592 tỉ đồng và 6 tháng đầu năm 2016 lỗ 456,9 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng lỗ của công ty từ khi đi vào hoạt động tới nay đã là 2.692 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có 2.500 tỉ.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Gia Thế -Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất của công tycho biết: Chi phí sản xuất quá cao, giá urê trên thị trường liên tục giảm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty rất khó khăn.
Bên cạnh đó, dây chuyền, máy móc thiết bị của nhà máy chủ yếu được nhập từ Trung Quốc chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố. Đồng thời, việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên dây chuyền sản xuất tiêu hao nguyên vật liệu cũng cao...
Do công nghệ mà phía Trung Quốc lắp đặt, nên theo Vinachem, Nhà máy Đạm Ninh Bình phải chi thêm mỗi năm khoảng 42 tỉ đồng để sử dụng than cám 3c thay cho loại than cám 4a đang sử dụng.
Theo Vinachem, các chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đầu tư tăng cao, giá than cao hơn giá than tại thời điểm phê duyệt dự án đã đẩy giá thành sản phẩmcủa Nhà máy Đạm Ninh Bình lên rất cao so với các nhà máy sản xuất phân đạm khác ở trong nước. Do đó, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã tạm dừng hoạt động từ tháng .2016.
Mới đây, Vinachem đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch -Đầu tư kiến nghị cứu hai nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc (Một Thế Giới đã thông tin).
Cùng với đó, Vinachem đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật số 71 “đưa phân bón urêvào đối tượng chịu thế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%", đồng thời kiến nghị Thủ tướng ban hành cơ chế bán than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay TKV đang bán cho sản xuất phân bón, đặc biệt đối với phân bón urê.
Trí Lâm