Phụ huynh choáng với 'tiền tự nguyện' đầu năm của trường Ngô Gia Tự

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 20:18, 19/09/2016

Năm học 2016-2017, dù mới khai giảng được vài tuần nhưng theo phản ánh của phụ huynh trường Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng Hà Nội thì mỗi học sinh "đóng tự nguyện" để học tiếng Anh tại trường tới 6 triệu đồng/1 năm.

Đóng 3 triệu đồng/1 tháng để được...học trường công?!

Bức xúc trước nhiều khoản thu có dấu hiệu không minh bạch, mang danh 'tự nguyện', phụ huynh đã gửi thông tin tới báo chí và mong Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) sớm vào cuộc làm rõ.

Theo thông báo của nhà trường, các khoản tiền dự kiến phải đóng của một học sinh lớp 6 gồm: Học phí 80.000 đồng/ tháng,Quỹ phụ huynh lớp 1 triệuđồng; Tiền mua điều hòa 1 triệu đồng/học sinh; Các khoản thu đóng thêm khác là 1 triệu đồng.

Tiếp đến là chi phí học tiếng Anh do Trung tâm Language Link Việt Nam giảng dạy cả hai kỳ học là 6 triệu đồng/học sinh;, tiềnmua tài liệu Language Link hết 460.000 đồng/học sinh; Tiền hỗ trợ học tiếng Hàn theo dự án hết 340.000 đồng/tháng; chi phí học thêm buổi chiều 3 môn Văn + Toán + Anh hết 1,4 triệu đồng/ tháng (nếu bán trú);

Chi phí câu lạc bộ và tự học là 360.000 đồng/tháng; chi phí ăn bán trú, khăn ướt, nước khoảng 700.000 đồng/ tháng; chi phí trông trưa 150.000 đồng/tháng. Ngoài ra còn rất nhiều khoản khác như bảo hiểm y tế, quỹ đội… Khi cộng lại, mỗi tháng học sinh đi học ở đây phải đóngtối thiểu là 3 triệu đồng.

Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh cũng cho biếtkhoản chi phí dạy thêm được áp dụng ở Trường THCS Ngô Gia Tự là bất hợp lý so với mặt bằng hiện nay.

“Ở cấp tiểu học, các con mới chỉlàm quen với sách vở và áp lực học chưa cao, vì vậy việc học thêm ngoài là không cần thiết. Tuy nhiên, sang đến cấp 2, các con cần phải bổ sung thêm nhiều kiến thức ngoài chương trình học chính quy và tích lũy kiến thức lên cấp 3 thì việc học thêm là đúng. Nhưng theo tôi, chi phí dạy thêm hiện nay của Trường THCS Ngô Gia Tự đang áp dụng là quá cao.

Chẳng hạn, hiện nay con tôi học lớp 6, nếu đăng ký học bán trú với 3 môn Toán, Anh, Văn thì với mức giá 13.000 đồng/1 tiết x 4 tiết/buổi x 5 buổi/1 tuần, tính trung bình mỗi tháng đã phải chi phí hơn 1 triệu đồng tiền học thêm. Và nếu tính mỗi lớp học là 50 em học sinh thì số tiền nhà trường thu về quả là khủng khiếp”, một vị phụ huynh cho biết.

Các phụ huynh cũng phản ánh:"Chi phí đóng tiền học thêm 2 tuần trước khi khai giảng (thời gian học từ ngày 15.08.2016 đến hết ngày 31.08.2016), nhà trường thu tiền học của con em học sinh là 1.250.000 đồng/ 11 buổi.Với chi phí này tính trung bình hơn 100.000 đồng/ buổi/lớp 50 bạn. Chi phí này quá cao và không căn cứ trên bất cứ định mức nào".

Bên cạnh đấy, vị phụ huynh này cũng bày tỏ: "Thường các gia đình cho con cái học trường công lập là để giảm thiểu chi phí học tập mà vẫn đảm bảo chất lượng từ Bộ GD-ĐT do sự đầu tư từ phía nhà nước. Thế nhưng khi bắt đầu bước chân vào trường thì hầu như các phụ huynh đều ngã ngửa khi thấy số tiền đóng quá cao mà lại núp bóng "tự nguyện". Nếu không đóng thì liệu có được hay không? Nhà trường sử dụng các lớp học do chính phụ huynh và nhà nước đầu tư mà lại thu học phí cao, cho một đơn vị doanh nghiệp tư nhân, không có đơn vị quản lývào giảng dạy thì liệu có chất lượng?"

Ngoài những vấn đề về các khoản đóng góp khiến nhiều phụ huynh không đồng tình thì việc ban giám hiệunhà trường tự liên kết chương trình học tiếng Anh của Trung tâm Language Link Việt Nam đưa vào áp dụng cho toàn trường cũng khiến không ít phụ huynh phản ứng.

Thông báo cho các bậc cha mẹ học sinh dự kiến các khoản thu trong học kỳ 1 của trường THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Khoản tự nguyện, nếu gia đình không đồng ý có thể phản ánh tới nhà trường

Trả lời báo chí xung quanh sự việc trên, bà Nghiêm Thúy Châm, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho hay: việc lựa chọn Trung tâm Language Link Việt Nam là dựa trên sự tham khảo liên kết đào tạo giữa Trung tâm này với một số trường trên địa bàn đã triển khai. Mô hình giảng dạy của trung tâm hoàn toàn phù hợp với điều kiện và khả năng của nhà trường.

Đặc biệt các em học sinh rất hào hứng về việc giảng dạy của các giảng viên trung tâm này, nguyện vọng học tiếng Anh của các phụ huynh gửi tới nhà trường mong muốn con em mình được giảng dạy, học thêm tiếng Anh đều đã được thông qua. Còn việc mức giá cao hay đơn vị khác vào giảng dạy chúng tôi đã có dán thông báo trước kỳ tuyển sinh để căn cứ vào đó xếp lớp cho các em học sinh chứ nhà trường chưa thu bất kỳ một khoản phí nào.

Nếu gia đình nào thấy không phù hợp có thể thông tin tới nhà trường để điều chỉnh.Đối với khoản tiền học thêm buổi chiều cho các em học sinh bán trú, chúng tôi thực hiện theo đúng quy định là 1 tuần 2 ca Văn, 2 ca Toán và 1 ca Ngoại ngữ với học phí là 13.000 đồng/tiết và mỗi tháng chỉ là 520.000 đồng." - bà Châm cho hay.

Tuy nhiên, trái ngược với điều bà Châm giải thích, ngay trong “Thông báo cho các bậc cha mẹ học sinh dự kiến các khoản thu trong học kỳ 1” thể hiện số tiền học thêm phụ huynh học sinh phải đóng lên đến 1,4 triệu đồng chứ không phải là 520.000 đồng. Đối với khoản tiền đóng góp 1 triệu đồng để mua điều hòa, bà Châm cho biết là chỉ một vài lớp thu và hiện bà đã “yêu cầu đại diện phụ huynh các lớp trả lại cho cha mẹ học sinh”?!

Liên lạc với ôngNguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GD-ĐT Hà Nội) về các khoản thu của các trường đầu năm mới, ông Cẩncho biết năm học 2016-2017, đối với khoản khác ngoài học phí, trong đó bao gồm cả khoản thu tự nguyện, nhà trường phải tuân thủ theo đúng quy trình 4 bước với những phần việc bắt buộc, tuyệt đối không được “làm tắt” để đạt được sự tự nguyện.

Đây là cơ sở giúp các trường triển khai thực hiện, cũng là căn cứ pháp lý để cơ quan quản lý giám sát, kiểm tra.Theo quy định thì sau khi thống nhất kế hoạch, dự trù kinh phí mua sắm, nhà trường phải công khai thông tin ít nhất một tuần để tiếp thu góp ý và chỉ được triển khai sau khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp. Dù vậy trên thực tế, rất nhiều nơi “làm tắt” quy trình khiến phụ huynh bức xúc vì cách làm thiếu công khai, minh bạch.

Dạ Thảo

Haiyen