NSND Thanh Tòng: Vị thống soái của cải lương tuồng cổ

Văn hóa - Ngày đăng : 07:04, 23/09/2016

NSND Thanh Tòng, người có công lớn đối với sân khấu cải lương. Đằng sau những thành công của ông không chỉ là sự giáo dục bài bản của một gia đình nhiều thế hệ làm nghệ thuật mà còn niềm đam mê vô bờ bến được cống hiến của ông dành cho bộ nghệ thuật này từ khi còn bé thơ.

Nghệ sĩ Thanh Tòng là con, là cháu, là hiện thân của những nghệ sĩ lớn: đào Vĩnh Xuân, kép Hai Thắng, bầu Minh Tơ, đào Bảy Sự. Ông là hậu duệ thứ 4 của một gia đình nghệ thuật đình đám. Sống cùng với tiếng nhạc, tiếng trống và những lời ca từ nhỏ, hát bội dường như đã gắn bó sâu sắc với tuổi thơ nghệ sĩ Thanh Tòng. Từ nền tảng vững chắc này, Thanh Tòng đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và được mệnh danh là “Ông vua của cải lương tuồng cổ”

Với một số cứ liệu,chúng ta có thể dựng lạibức chân dung của NSND Thanh Tòng đểthấy rõ hơn những cống hiến to lớn của ông cho nghệ thuật cải lương.

Cậu bé Nguyễn Thanh Tòng ra đời vào ngày 19.8.1948 tại đình Cầu Quan. Đó là ngôi đình nằm trên đoạn đường Yersin nối liền hai đường Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn ngày nay. Với mong muốn con cháu nối tiếp truyền thống nghệ thuật nên nghệ sĩ Minh Tơ và nghệ sĩ Bảy Sự đã đào tạo Thanh Tòng rất bài bản ngay từ nhỏ. Mong ước của nghệ sĩ Minh Tơ sau này đã được Thanh Tòng thực hiện một cách trọn vẹn.

Nghệ sĩ Thanh Tòng nổi tiếng từ khá sớm, năm 5-6 tuổi ông đã được coi là thiên tài hát bội. Lên 7 tuổi Thanh Tòng được cha mẹ là nghệ sĩ Minh Tơ và đào BảySựtruyền nghề. Vốn thông minh và đam mê ca hát, Thanh Tòng đã thuộc làu làu những lớp tuồng cổ quen thuộc thời đó như:Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Tống Nhân Tôn khóc biệt Bàng Quý Phi, Lữ Bố hí Điêu Thuyền… và diễn thành thạo có hồn như đã được tập từ lâu.

Năm 10 tuổi, Thanh Tòng đã có thể đảm nhận các loại vai, từ kép chính đến kép phụ, từ kép võ đến kép văn, từ vai bi đến vai hài, đều dễ dàng lấy đi nhiều cảm xúc của người xem. Tài năng của Thanh Tòng phát lộ từ khi còn nhỏ khiến khán giả trầm trồ ngợi khen và dự đoán sau này ông sẽ trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng

Không ngoài dự đoán, cũng như niềm mong mỏi của gia đình. Thanh Tòng trở thành một nghệ sĩ lớn, nối nghiệp cha ông. Từ đó Thanh Tòng đã vượt qua vô vàn những thử thách dấn thân và tận hiến đến hơi thở cuối cùng cho nghệ thuật.

NSND Thanh Tòng lúc trẻ và vợ, cùng con trai, con gái Quế Trân - Ảnh: H.K

Thuở ấy khi Thanh Tòng chỉ là cậu bé mới biết nói, bập bẹ gọi ba gọi mẹ, nhưng ông đã đam mê ánh đèn sân khấu đến bất ngờ. Thời đó cả gia đình ông đều hát cho gánh hát bội của bầu Thắng, thường xuyên diễn ở đình Cầu Quan. Đêm nào ông cũng không chịu đi ngủ, bà Bảy Sự bèn bồng ông ra cánh gà sân khấu, thế là cậu bé Tòng say mê nhìn những nghệ sĩ đang biểu diễn ngoài kia một cách chăm chú rất lâu rồi mới chịu cho mẹ bế vào ngủ.

Sau này lớn lên một chút, nghệ sĩ Minh Tơ cho Thanh Tòng được ra sân khấu với những lớp tuồng có cảnh chạy giặc, nhưng cách xuất hiện của Thanh Tòng trên sâu khấu cũngrất đặc biệt. Ông được mẹ là đàoBảy Sự bồng ông trên tay chạy qua chạy lại trên sân khấu. Chỉthế thôi,cậu bé Tòng nằm im thiêm thiếp thích thú vô cùng.

Trong những lớp tuồng không có cảnh chạy giặc ông cũng được cha mẹ cho xuất hiện ở cuối vở, đó là lúc các diễn viên cùng nhau ra sấn khấu chào khán giả, Thanh Tòng đứng ở cánh gà chờ sẵn bà Bảy Sự bồng ông ra để cùng đưa tay vẫy chào.

Thấy con có thiên hướng và bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật, nghệ sĩ Minh Tơ bắt đầu chính thức dạy tuồng cho Thanh Tòng. Ôngchỉ dẫn cách diễn xuất vũ đạo cho Thanh Tòng từ cái vuốtrâu cho đến điệu bộ bước đi.Phần nhạc Thanh Tòng được chú ruộtdạy bảo. Từ đó Thanh Tòng chính thức đứng trên sân khấu biểu diễn bằng những vai trẻ con, vai nhỏ. Vai diễn đầu tiên của ông là đóng con của Hoàng Phi Hổ trong một tuồng hát bội. Sau đó Thanh Tòng được diễn trong tuồng San Hậu.

NSND Thanh Tòng cùng con gái NSƯT Quế Trân

Vào những thập niên 50 của thế kỷ trước, nghệ thuật hát bội cũng bắt đầu dần dần thoái trào niềm Nam. Đình Cầu Quan nơi có gánh hát bội cũng bắt đầu thưa khách, những người đến xem chỉ còn là khán giả cao tuổi, người trẻ thích thú hơn với nghệ thuật cải lương.

Trước tình hình đó, nghệ sĩ Minh Tơ rất trăn trở, ông bắt mìnhsuy nghĩ và tìm ra hướng cải cách bộmôn nghệ thuật này. Hướng cải cách đó chính là cải lương pha hát bội, một cách sáng tạo của nghệ sĩ Minh Tơ để vừa duytrì đời sống của nghệ sĩ trong đoàn, vừa giữ nghề trước những khó khăn mà ông cùng nhiều nghệ sĩ thời đó đối mặt. Năm đó Thanh Tòng chưa tới 10 tuổi.

Lứa học trò đầu tiên của của nghệ sĩ Minh Tơ đào tạo hát theo phong cách mới cải lương pha hát bội ngoài con trai ông là Thanh Tòng còn có Xuân Yến, Bo Bo Hoàng, Thành Phượng…

Để nuôi dưỡng nghệ thuật, nghệ sĩ Minh Tơ đã nghĩ ra cách: Bên cạnh những vởdiễn hát bội theo lối truyền thống do nghệ sĩ lớn tuổi biểu diễn thì xenvào đó các trích đoạn của Phụng Nghi Đình, Trảm Trịnh Ân, Tống Nhân Tôn khóc biệt Bàng Quí Phi…do Thanh Tòng và các nghệ sĩ nhí biểu diễn theo một phong cách mới. Điều bất ngờ là cách diễn này đã rất thu hút khản giả. Phấn khởi trước những thành quả ấy, nghệ sĩ Minh Tơ đã dạy thêm nhiều học trò nhỏ khác như:Thanh Thế, Bửu Truyện, Bạch Lê, Thanh Loan, Trường Sơn…

Vậy là, chưa tới 10 tuổi Thanh Tòng đã được cha truyền nghề. Ông đã học đóng kép võ qua vai Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình, kép văn trữ tình, bi lụy qua vai Tống Nhân Tôn trongTống Nhân Tôn khóc biệt bàng Quí Phi, tướng võ Trịnh Ân trong Trảm Trịnh Ân, tướng văn Bao Công trong Bao Công Tra Án Quách Hòe, tướng văn võ Quan Công trong Quan Công Phục Huê Dung Đạo, kép võ duyên dáng hồn nhiên Tiết Ứng Luông trong Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, kép văn võ Dự Nhượng trong Dự Nhượng đã long bào.

NSND Thanh Tòng trong vai Triệu Đà (vở cải lương Chiếc áo thiên nga, Tết 2007)

Đến 1960 nghệ sĩ Minh Tơ lập đoàn cải lương Đồng Ấu. Tham gia đoàn là những nghệ sĩ nhỏ tuổi, trong đó một nhân vật không thể thiếu nghệ sĩ Thanh Tòng. Bước phát triển dài trong sự nghiệp của Thanh Tòng cũng bắt đầu từ gánh hát này.

Một năm sau (1961), vì một vài lý do, gánh hát Đồng Ấu tan rã, nghệ sĩ Thanh Tòng quay về hát cho gánh Khánh Hồng, đây cũng là gánh hát của nghệ sĩ Khánh Hồng, chú ruột của nghệ sĩ Thanh Tòng. Gánh hát Khánh Hồng mà Thanh Tòng làm kép trẻ chuyên hát những vỡ tuồng Hồ Quảng mà ngày ấy gọi là cải lương tuồng cổ hoặc tuồng Tàu.

Kể từ thời điểm đó, Thanh Tòng đã hoàn toàn dấn thân vào con đường nghệ thuật. Nhưng chặng đường dấn thân cho nghệ thuật của Thanh Tòng không hề dễ dàng như chúng ta nghĩ. Đó là những năm tháng vô cùng chật vật với miếng cơm manh áo. Đó là những năm tháng đình Cầu Quan vắng khách, đó lànhững ngày phải chạy ăn từng bữa.

NSND Thanh Trong trong vai Chu Phát Viên trong vỡ Lôi Vũ

Sài Gòn vào những thập niên 60 của thế kỷ trước bị xâm lấn ào ạt của các bộ môn nghệ hiện khác du nhập từ phương Tây như điện ảnh, âm nhạc và nhiều loại hình giải tríhiện đại khác. Sân khấu cải lương dần bị thu hẹplại bởinhững rạp chiếu bóng, những vũ trường, quán bar, cho nên đời sống của nhiều nghệ sĩ trong đó có Thanh Tòng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều lúc nghệ sĩ Thanh Tòng muốn bỏ nghềđể tìm kế sinh nhai, nhưng nghĩ về sự kỳ vọng của cha ông, Thanh Tòng vẫn cố kiên trì theo đuổi. Có thời điểm, nghệ sĩ Thanh Tòng phải đi bán bánh mìở đường Trần Hưng Đạo, Cống Quỳnhkiếm sống, đêm về ông lại hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu.

Năm 1968 vởdiễn Bao Công tra án Quách Hòe vang dội khắp miền Nam. Không những được biểu diễn khắp nơi mà Bao Công tra án Quách Hòe được lên sóng truyền hình thời bấy giờ. Cùng vào thời điểm đó Thanh Tòng đã được mệnh danh là “Vua cải lương tuồng cổ”.

Chặng đường tiếp theo của Thanh Tòng là những thăng hoa rực rỡ trong nghệ thuật, nhắc đến tên Thanh Tòng người ta liên tưởng đến những vai diễn để đời của ông như Lã Bố trong Lã Bố hí Điêu Thuyền, cậu Tân trong Tô Ánh Nguyệt, Chu Phát Viên trong Lôi Vũ, Võ Minh Thành trong Đời cô Lựu…

Về vai trò tác giả và đạo diễn Thanh Tòng cũng để lại nhiều dấu ấn với các vở:Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm nữ Tướng, Xuân về đỉnh Mã Phi, Dựng cờ cứu nước, Câu thơ yên ngựa, Bảo táp nguyên phong, Má hồng soi kiếm bạc, Ngọn lửa Thăng Long, Tô Hiến Thành xử án, Bức ngôn đồ Đại Việt, Tờ mật chỉ, Hoàng hậu không ngôi...

Thời gian cuối đời, nghệ sĩ ThanhTòng chú trọng vào công việc đào tạo thế hệ diễn viên tương lai theo con đường của nghệ sĩ Minh Tơ - ba ông đã từng làm trước đây. Những nghệ sĩ từng qua bàn tay rèn dũa của ông có thể kể đến như: Ngọc Đáng,Hữu Lợi, Hữu Cảnh, Công Minh, Thanh Sơn, Xuân Thu, Vũ Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương, Minh Long, Ngân Giang, Minh Tuấn, Thanh Vân, Bạch Long, Quế Phương, Quế Trân, Thanh Phượng, Thùy Dương… Đồng thời, dưới sự hướng dẫn và dàn dựng của NSND Thanh Tòng, kíp thiếu nhi Minh Tơ đã 2 lần đoạt huy chương vàng Liên hoan tiết mục phục vụ Thiếu nhi tại Thành phố qua 2 vở Thánh Gióng (1982) và Kim Đồng (1984).

Với những đóng góp to lớn của nghệ sĩ Thanh Tòng cho bộ môn nghệ thuật cải lương, năm 2007 nhà nước đã phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho ông.

Nghệ sĩ Thanh Tòng qua đời vào ngày 22.9.2016 ở tuổi 68 tại nhà riêng ở TP.HCM trong vòng tay của người thân gia đình. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống rất lớn cho nền nghệ thuật cải lương nước nhà.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ