Nhiệt điện ở ĐBSCL: Phải cải thiện tiến trình đánh giá tác động môi trường
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 12:01, 26/09/2016
Từ chuyện các nhà máy nhiệt điện ở miền Tây Nam Bộ có nguy cơ gây tổn hại môi trường khu vực ĐBSCL rất nghiêm trọng, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - cố vấn chương trình của GreenID, khuyến nghị 8 vấn đề, đề đạt cụ thể với Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Thứ nhất, nên áp dụng Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Đối với những cụm dự án cỡ lớn như Trung tâm Điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), cần thực hiện báo cáo ĐMC và đánh giá tác động tích lũy (ĐTT) để giúp lãnh đạo ra quyết định ở tầm chiến lược ở giai đoạn sớm của quá trình ra quyết định.
Nếu đã có báo cáoĐMC và ĐTTthì lãnh đạo đã có thể đặt lên bàn cân so sánh những phương án chiến lược, ví dụ về loại năng lượng, vị trí dự án, có xem xét đến tính nhạy cảm về sinh thái, dân sinh, chính trị của các phương án thay thế về vị trí, công nghệ, kích cỡ dự án.
Thứ hai, nên chú trọng khâu tham vấn cộng đồng thật sự có ý nghĩa. Luật Bảo vệ môi trường năm2014 đã có yêu cầu báo cáo ĐTMphải tham vấn tổ chức và cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Tuy nhiên, không có định nghĩa “tác động trực tiếp” là thế nào.
Trong thực tế, điều này được diễn dịch lỏng lẻo. Vì vậy, Bộ TN-MT nên sửa đổi hướng dẫn về tham vấn, có thể tham khảo những cách làm tốt trên thế giới như hướng dẫn của UNECE cho châu Âu về tham vấn để việc tham vấn có ý nghĩa hơn và các bên liên quan được tham gia trong tất cả các giai đoạn của ĐTM.
Thứ ba, nên quyđịnh bắt buộc công bố bản Báo cáo ĐTM trước khi phê duyệt trên internet để công chúng có thể tham gia phản biện, giám sát vìhiện nay quyđịnh chỉ yêu cầu gửi bản tóm tắt ĐTM đến UBND và MTTQ xã để tham vấn bằng văn bản.
Tất nhiên, như vậy thì giới chuyên gia không tiếp cận được bản ĐTM đầy đủ để phản biện. Sau khi phê duyệt báo cáoĐTM, công chúng không có bản ĐTM để biết nhà đầu tư đã hứa hẹn những biện pháp gì để bảo vệ môi trường và dự án đã tiến hành như thế nào so với báo cáo ĐTM!
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện