Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Đừng buộc tội nhà làm chính sách giết chết doanh nghiệp
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 20:03, 27/09/2016
Không khí đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Bộ Công Thương và 44 vịđại diệnđến từ các doanh nghiệp, hiệp hội - đại diện cho hàng chục nghìn doanh nghiệp trên cả nước, đã trở nên nóng hơn khi hàng loạt bất cập trong chính sách được đặt ra một cách thẳng thắn.
Nhà làm chính sách chưa thấu hiểudoanh nghiệp
Đầu tiên phải kể đến Nghị định 19 về quản lý kinh doanh gas. Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh khí gas đều nhận định những yêu cầu trong nghị định này rất vô lý và vượt ngoàikhả năng của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang đại diện một doanh nghiệp kinh doanh khí gas ở tỉnh Khánh Hòacho biết bất cập hiện nay chính làtrong khi nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này đang thấp hơn so với nguồn cung từ các doanh nghiệp thì nghị định lại yêu cầu các doanh nghiệp phải có 100.000 vỏ bình gas và có kho chứa tới 300m3, với 20 tổng đại lý. Những yêu cầu ấy bắt buộc các doanh nghiệp phải đầu tư tới gần 50 tỉ đồng."Điều này thực sự vượt ngoàikhả năng của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ", bà Trang nói.
Đại diện một doanh nghiệp khí gas khác ở Tây Ninh cũng bức xúc đặt câu hỏi doanh nghiệp là người đi kinh doanh hay người làm chính sách đi kinh doanh bởivì những yêu cầu đặt ra hoàn toàn không phù hợp với thực trạng hiện nay.
Đến với lĩnh vực dệt may, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Minh Cẩm cũngcho rằng ngành dệt may còn rất nhiều vướng mắc nhưng các thông tư, văn bản mà bộ ban hành lại chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, khiến nhiều đơn vị đã gặp phải những khó khăn và thiệt hại trong việc thanh toán chi phí tại cửa khẩu, hay là các đơn đặt hàng...
Hội nghị tiếp tục trở nên căng thẳng hơn khi câu chuyện về Thông tư 20 lại được đặt ra với nhiều nghi ngại. Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô góp ý, khi ban hành văn bản, Bộ Công Thương cần rõ ràng để doanh nghiệp dễ dàng áp dụng vì thông tư này liên quan tới sựsống còn của doanh nghiệp. Nếu nóthực sự là thủ tục hành chính tại sao Bộ Công Thương không đưa lên thành nghị định để quản lý, cạnh tranh bình đẳng và các doanh nghiệp lớn nhỏ cùng tham gia?
Ông Nguyễn Tuấn - Giám đốc Công ty Thiên An Phúc cũng đặt nghi vấn: "Phải chăng trong vấn đề Thông tư 20 đang có lợi ích nhóm khi cứ kéo dài?Dường như vấn đề kéo dài Thông tư 20 là có ý bảo vệ doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa lại không được bảo vệ?".
Theo luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp vàLuật Đầu tư, những quy định trên đã vi phạm quy định về quyền của doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp; vi phạm quy định về phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp và đi ngược lại những nguyên tắc về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết 35 của Chính phủ.
"Việc hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ đang đặt ra nghi ngờ rằngliệu có phải đây là cách thức để loại bỏ dần những doanh nghiệp này hay không?", ông Đức nói.
Đừng buộc tội nhà làm chính sách!
Sau 4 tiếng lắng nghe hầu hết các ý kiến, khuyến nghị đến từ các doanh nghiệp và hiệp hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã yêu cầu đại diện Vụ Thị trường trong nước giải đáp cácthắc mắc.
TSLê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biếtBộ đã có đơn vị đầu mối sửa đổi những khiếm khuyết trong Nghị định 19 đối với các doanh nghiệp. Nhóm xây dựng nghị định sẽ dựa trên bối cảnh, căn cứ vào thực tiễn để nêu ra, chẳng hạn như yêu cầu của thành viên trong hiệp hội về việc mặt hàng gas giả, doanh nghiệp đầu tư không bài bản lấn átdoanh nghiệp đầu tư bài bản...
"Tương tự, các thông tư và nghị định ở các lĩnh vực khác cũng sẽ được Bộ nhanh chóng xem xét và giải quyết để đáp ứng tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp", bà Nga nói
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng không quên dành khoảng 20 phút cuối cùng của hội nghị để hồi đáp một cách thẳng thắn và động viên doanh nghiệp.
Thứ trưởng Khánhnói rằng: "Không một nhà xây dựng chính sách nào muốn giết chết doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách được đưa ra với mục đích cuối cùng cũng là để đáp ứng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Đừng buộc tội những người xây dựng chính sách đang cố tình giết doanh nghiệp, hãy dành thời gian cho họ, phát biểu với họ để họ thay đổi. Họ đang ở đây, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của tất cả doanh nghiệp. Hãy giúp Bộ Công Thương xây dựng chính sách vì những thông tư nghị định đó có thể chỉ đúng trong ngày hôm qua, nhưng không đúng trong ngày hôm nay nên hãy thông cảm và hợp tác, đừng buộc tội".
Ngành Công Thương vốn được coi là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, chiếm hơn 10% trong tổng số 267 ngànhnghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (28 ngành nghề). Bộ Công Thương hiện đang quản lý nhà nước và kiểm soát 447 thủ tục hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Do đó, các quy định và thủ tục hành chính trong ngành công thương có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung.
Mặc dù đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong ngành đã đạt được những kết quả nhất định, Thứ trưởngBộ Công Thương cũng cho rằnghiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong các quy định, đặc biệt là quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh và thủ tục hành chính. Trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã yêu cầu tổng hợp, rà soát và lên phương án giải quyết; coi việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách.
Tuyết Nhung