Bộ Công Thương giảm được hơn 4 tỷ chi phí nhờ bãi bỏ thủ tục hành chính

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 13:30, 28/09/2016

Đó là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại Hội nghị “Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính ngành Công Thương” diễn ra ngày 27.9, do Bộ này tổ chức.

Trong những năm qua, với việc chiếm hơn 8% ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (22/267), kiểm soát 447 thủ tục hành chính, ngành Công Thương được coi là một lĩnh vực quan trọng đối với quản lý nhà nước về kinh tế. Do đó, những quy định và thủ tục hành chính trong ngành này có tầm ảnh hưởng quan trọng tới việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ Công Thương cho biết,trong năm 2015, Bộ này đã đơn giản hóa được 57 thủ tục hành chính, tương đương 24% tổng số thủ tục hành chính của bộ và bãi bỏ 30 thủ tục. Việc này đãgóp phần giúp bộ tiết kiệm được hơn 4,3 tỉ đồng/năm.

Chủ trìhội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng: "Việc xem xét đơn giảnhóa cũng như hiện đại hóa và minh bạch các thủ tục hành chính đang làvấn đề được ngành nghiên cứu kỹ lưỡng".

Sang năm 2016, Bộ Công Thương đã bãi bỏ được 6 thủ tục hành chính liên quan đến nhóm thủ tục của lĩnh vực thương mại điện tử, đơn giản hóa được 33 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như:thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.

Trong đó, điển hình là việc giảm thời gian tiếp cận điện năng từ 132 ngày xuống còn từ 33 đến 41 ngày, thấp hơn nhiều so với thời gian tiếp cận điện năng trung bình của các nước trong khu vực ASEAN là 50,3 ngày.

Tuy nhiên, đánh giá chung về tình hìnhquản lý các thủ tục hành chính, Bộ Công Thương nhận thấy vẫn còn những khó khăn, vướng mắctrong các quy định, đặc biệt là quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh và thủ tục hành chính.

Theo ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), các thủ tục hành chính được đưa ra xuất phát từ 28 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, gấp đôi so với số lượng trung bình các bộ ngành khác nên việc kiểm soát nhiều thủ tục của Bộđãdẫn đến nhiều ý kiến trái chiều.

Vì vậy, hội nghị “Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính ngành Công Thương” chính là cơ hội lớn để doanh nghiệp bày tỏ những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh để Bộ có thể nắm rõ, thay đổi và sau đó là trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Tuyết Nhung

tuyetnhung