Nội chiến Colombia - nỗi đau vẫn tiếp tục âm ỉ

Quốc tế - Ngày đăng : 21:22, 03/10/2016

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Juan Manuel Santos khẳng định: “Tôi sẽ không đầu hàng và sẽ tiếp tục tìm kiếm hòa bình”. Trước đó, cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận hòa bình hôm 2.10.2016 nhằm chấm dứt 52 năm xung đột tại Colombia đã cho kết quả trái ngược với dự đoán.

Trong 99,98% số phiếu được kiểm đếm, 50,21% trong gần 34,9 triệu cử tri không chấp thuận thỏa thuận hòa bình đã đượcký kết giữa chính phủ Colombia và tổ chức Lực Lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) và 49,78% đồng ý.

Phát biểutrên truyền hình,Tổng thống Juan Manuel Santos tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn vẫn tiếp tục có hiệu lực. Từ Havana (Cuba), thủ lĩnh FARC Timochenko trấn an quân FARC vẫn tiếp tục duy trì quan điểm “chỉ sử dụng lời nói làm vũ khí xây dựng tương lai”.

Có nhiều yếu tố dẫn tới cuộc xung đột vũ trang kéo dài 52 năm qua ở Colombia. Nghèo đói, bất bình đẳng, mất an ninh và thiếu sự hiện diện của nhà nước, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa là một số nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, đối với các nhàsử học, những sự kiện xảy ra giữa thế kỷ 20 mới chính là nguyên nhân gieo mầm xung đột.

Thời kỳ nội chiến La Violencia

Vào những năm 1930 và 1940, hệ thống chính trị của Columbia được hai đảng phái thống trị gồm đảng tự do và đảng bảo thủ. Hai đảng này luôn đối đầu nhau trong quan điểm quản lý đất nước, đặcbiệt căng thẳng trong vấn đề phân chia đất đai không công bằng.

Trong khi đảng tự do thiên về chính sách cải cách ruộng đất và sửa đổi luật về cải cách ruộng đất, đảng bảo thủ lại tin rằng phân phối lại đất đai có thể hủy hoại nền kinh tế. Phe bảo thủ thậm chí phê phán rằng các đề xuất cải cách ruộng đất của đảng tự do chẳng khác gì cải cách hệ thống sở hữu đất đai của chủ nghĩa cộng sản.

Bất đồng giữa hai bên ngày càng gay gắt dẫn tới môi trường chính trị rất nặng nề. Trong bối cảnh đó đã xảy ra vụ ám sát lãnh đạo đảng tự do Jorge Eliécer Gaitán tại thủ đô Bogota năm 1948. Bạo loạn xảy ra, một nửa thành phố bị tàn phá. Đây chính là ngòi lửa khởi đầu xung đột, hay còn gọi là “La Violencia”.

Trong giai đoạn này ước tính có 200.000 người thiệt mạng, thường trong bối cảnh rất dã man. Nhiều thành viên của hai đảng tìm cách kích động dân chúng nổi giận vì mục đích chính trị, sau đó cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho dân quân.

Các nhóm dân quân này gồm chủ yếu là nông dân nghèo. Họ không chỉ muốn đánh bại đối thủ mà còn xóa sổ mọi dấu vết cuộc sống, do đó đã tiến hành nhiều biện pháp dã man như tra tấn và hành hình.

Thời kỳ nội chiến La Violencia - Ảnh: Telesurtv

Sau gần 10 năm đẫm máu, vào những năm 1950, đảng bảo thủ và đảng tự do cuối cùng cũng đạt được ngừng bắn. Với cấu trúc chính trị mới có hiệu lực từ năm 1958, hai đảngthay phiên nhau cầm quyền trong chính phủ liên minh mang tên Mặt trận Quốc gia.

Thỏa thuận này là thành công trong nỗ lực kết thúc thời kỳ bạo loạn tồi tệ nhất của 10 năm trước và mở ra giai đoạn mới ổn định chính trị tương đối.Một điểm kém tích cực của san sẻ quyền lực là ngăn chặn những người mới và lực lượng mới nổi tham gia chính trị.

Người dân Columbia tại nhiều vùng nông thôn, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao, cảm thấy bị tước quyền công dân vì cấu trúc chính trị mới. Một số dân quân nông thôn đã hoạt động trong thời kỳ “La Violencia” quyếtkhông trao trả vũ khí cho chính quyền và không chấp nhận tính hợp pháp của chính phủ trung ương. Thay vào đó, họ đòi quyền tự trị, thành lập các khu vực“cộng hòa độc lập” tự phong ở vùng nôngthôn xa xôi.

Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia ra đời

Trong những năm đầu sau sự kiện “La Violencia”, chính phủđã công bố chính sách khoan hồng miễn cưỡng cho phe “cộng hòa độc lập”. Tuy nhiên qua thời gian, chế độ chính trị mới được củng cố, thái độ của chính phủ đối với các nhóm dân quân nông thôn càng trở nên cứng rắn.

Năm 1962, chính quyền quyết định hành động và bắt đầu sử dụng quân đội tấn công “Cộng hòa Marquetalia”.Tháng 5 và 6.1964, quân đội đã ném bom và đánh chiếm Marquetalia. Cầm đầu phe nông dân kháng chiến lúc bấy giờ là Manuel Marulanda Vélez, hay còn gọi “Tirofijo” hay “Sureshot”.

Sau cùng, quân đội chính phủ giành quyền kiểm soát khu vực còn Tirofijo trốn thoát cùng các thủ lĩnh nông dân khác, lùi vào sâu trong vùng rừng rậm xa xôi để xây dựng lực lượng.

Vụ tấn công quân sự tại Marquetalia đã khiến nhóm chủ trương tư tưởng chính trị theo kiểu Mác xít nhận thấy cần phải đổi mới nhanh chóng hệ thống chính trị Colombia.Không lâu sau đó, phe nổi dậy xem đấu tranh vũ trang như phương tiện thay đổi chính trị và lấy tên là Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).

Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC)- Ảnh: Al Jazeera

Để có tiền phục vụ hoạt động quân sự, FARC bắt đầu thực hiện bắt cóc chủ đất giàu có và các nhà chính trị. Chiến thuật này ban đầu được xem là biện pháp để phân phối lại chênh lệch trong xã hội, lấy tiền của người giàu chuyển cho người nghèo.

FARC chỉ là một trong rất nhiều các tổ chức nổi dậy phe cánh tả được thành lập giai đoạn đó, phản ánh tình trạng đối đầu và bản chất khiêu khích trong giới chính trị Colombia đầu những năm 1960.

Năm 1964, Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) được thành lập từ một nhóm sinh viên nông thôn từng đi nghiên cứu ở Cuba.

Hai tổ chức nổi dậy trên (vẫn còn hoạt động đến ngày nay) đã từng hợp nhất vào năm 1967 thành Quân đội Giải phóng Nhân dân (EPL) nhưng không thành công..

Một nhóm nữa mang tên M-19 gồm các nhà hoạt động phe cánh tả ở thành thị cùng với sinh viên, các tay súng ly khai khỏi FARC và các thành viên hoạt động công đoàn thương mại.Nhóm này ra đời để phản đối tình hình gian lận trong tổng tuyển cử trong những năm 1970 khiến cánh tả bị thua thiệt.

Tóm tại, trong những năm 1970, chính phủ Colombia phải đối mặt với nhiều thách thức vũ trang từ vùng nông thôn đến thành thị. Một chính phủ còn non yếu cùng sự phát triển của các nhân tố bạo lực báo hiệu thời kỳ nội chiến kéo dài.

Các nhóm tự vệ và bán quân sự được thành lập

Mặc dù được thành lập từ những năm 1960, hoạt động của một số nhóm nổi dậy giớihạn đáng kể trong vài năm đầu, chỉ phát triển các chiến lược điều hành và chính trị.

FARC, lực lượng lớn nhất trong các nhóm nổi dậy, dành hơn 15 năm đầu chủ yếu giành lại lãnh thổ, gắn kết nội bộ và xây dựng năng lực quân sự. Đến năm 1978, tại hội nghị lần thứ sáu của FARC, ban lãnh đạo mới quyết định khởi động mộtchiến lược chủ động và táo bạo hơn.

Để đầu tư mở rộng hoạt động quân sự, các chỉ huy trên cả nước của FARC đã được chỉ đạo sử dụng bất kỳ phương thức cần thiết nào để tăng nguồn thu cho tổ chức. Điều này lý giải vì sao FARC đột ngột tăng cường tham gia mua bán ma túy. Các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc cũng trở nên thường xuyên hơn, số tiền chuộc cũng cao hơn.

Trong khi các nhóm nổi dậy tăng cường sức mạnh, chính phủ Colombia lại ngày càng yếu ớt và thiếu hiệu quả. Không thể bảo đảm an ninh cho một số vùng rộng lớn, Tổng thống Belisario Betancur (1982-1986) đã chọn cách tiếp cận mềm mỏng hơn các đời tổng thống trước đó và cố gắng thỏa thuận dàn xếp hòa bình với nhiều nhóm nổi dậy.

Trong nỗ lực thuyết phục các nhóm nổi dậy từ bỏ đấu tranh bạo lực, chính phủ đã đưa ra nhiều bước đi nhượng bộ như giảm hoạt động quân sự nhắm vào các căn cứ của FARC và trả tự do cho hàng chục lãnh đạo nổi dậy.

Sự kiện chính phủ giảm hoạt động chống lại các nhóm nổi dậy chỉ bởi vì FARC và số khác đang ngày càng hung hăng đã gây ra phản ứng dữ dội từ các nhóm xã hội cảm thấy bị đe dọa trực tiếp từ quân nổi dậy.

Sau đó, các nhóm tự vệ và bán quân sự bắt đầu được thành lập tại các khu vực có các nhóm nổi dậy hoạt động, đặc biệt tại thung lũng sông Magdalena.Các lực lượng mới gồm những người muốn bảo vệ bản thân khỏi các vụ bắt cóc, tống tiền và các vụ bạo lực khác do các nhóm du kích nổi dậy gây ra.

Nhóm bán quân sự mới xuất hiện được các quan chức quân đội địa phương hỗ trợ ngầm vì họluôn nghi ngờ năng lực bảo đảm an ninh của chính phủ. Thành lập không chính thức nhưng lực lượng mới cùng với quân đội đã chia sẻ thông tin tình báo, đạn dược và vũ khí, thậm chí còn phối hợp mở chiến dích quân sự tấn công quân nổi dậy.

Lực lượng bán quân sự ở Colombia- Ảnh: Telesurtv

Trùm ma túy Pablo Escobar xuất hiện

Một số nhóm bán quân sự gồm các lao động nghèo địa phương thành lập để bảo vệ họ và gia đình. Một trong những nhóm đầu tiên được Ramon Isaza thành lập, khi đó là một nông dân bị FARC bắt cóc vì đã từ chối trả tiền bảo kê. Một nhóm khác do các anh em nhà Castaño, Fidel và Carlos thành lập sau khi cha họ bị bắt cóc và giết hại mặc dù phía gia đình đã trả hai khoản tiền chuộc cho quân nổi dậy.

Các nhóm bán quân sự khác gồm các thành phần thuộc thế giới ngầm đã từng xung đột với nhiều nhóm du kích.

Từ giữa những năm 1970, các nhóm tội phạm này tập trung vào lợi nhuận từ buôn lậu cocaine từ dãy Andes sang Mỹ. Một trong những tổ chức buôn lậu ma túy khét tiếng thời bấy giờ là băng Medellin do trùm ma túy Pablo Escobar cầm đầu.

Được cho là đã kiếm được nhiều khoản tiền khổng lồ từ hoạt động này vào đầu những năm 1980, các nhóm buôn lậu trở thành mục tiêu bắt cóc chính đáng của các nhóm nổi dậy. Năm 1981, lực lượng nổi dậy M-19 đã bắt cóc người thân của một thành viên trong băng Medellin.

Hành động trả đũa của bọn buôn ma túy trở nênhung hãnhơn. Trùm ma túyEscobar đã chỉ thị thành lập một tổ chức bán quân sự mới gọi là “Muerte a Secuestradores” (MAS), hay “Cái chết dành cho bọn bắt cóc”.

Escobar bắt đầu chiến lược định vị và hành quyết ngườicủa M-19. Trong ba tháng, khoảng 200 người bị giết. Thất vọng với thái độ thụ động của chính phủ trong công tác chống lại các nhóm nổi dậy, nhiều viênchức và cựu quan chức an ninh của nhà nước đãbắt đầu cộng tác với MAS.

Nói tóm lại, các nhóm bán quân sự, bọn buôn ma túy và các viên chức nhà nước cùng hợp tác chống các nhóm nổi dậy. Trong khi đó, do quân đội ít tấn công và thu nhập phát triển, FARC và các tổ chức khác vẫn không có dấu hiệu từ bỏ chiến đấu.

Chiến lược khủng bố của Pablo Escobar

Một trong những nhân vật then chốt trong hoạt động mua bán cocaine từ cuối những năm 1970 chính là trùm Pablo Escobar.

Trùm ma túy Pablo Escobar - Ảnh: Daily Mail

Cùng với vài cộng sự, Escobar thành lập băng ma túy Medellin khét tiếng, được ước tính lúc cao trào thu vào khoảng 60 triệu USD/ngày từ hoạt động buôn cocaine sang Mỹ.Escobar vốn khao khát được giới chính trị chấp nhận đã dành nhiều khoản tiền lớn cho các công trình công cộng vì người nghèo và đưa ra chiến lược chiếmghế trong Quốc hội.

Đầu giai đoạn 1980 Escobar đãthành công. Tuy nhiên, dư luận chỉ tríchvụ bầu Escobar vào Quốc hội.Bộ trưởng Tư Pháp Rodrigo Lara Bonilla mở cuộc điều tra về nguồn gốc tài sản của Escobar.Sau khi cơ quan điều tra kết luận Escobar có tham gia hoạt động phi pháp, trùm ma túy mất ghế trong Quốc hội và vĩnh viễn bị đẩy ra khỏi giới chính trị.

Mong muốn trả thù, Escobar đã ra lệnh ám sát Bộ trưởng Lara. Đây là hành động chống nhà nước đầu tiên của băng nhóm Medellin. Sau đó, Escobar tuyên chiến với chính phủ. Chưa đầy ba tháng trong năm 1989, băng Medellin đã thực hiện hơn 100 vụ đánh bom vào các công sở và các khu vực công cộng tại Colombia.

Escobar cũng chỉ thị ám sát Luis Carlos Galán, một ứng cử viên tổng thống rất được mến mộ, sau đó cố giết người tiếp theo Cesar Gaviria bằng âm mưu đánh bom máy bay. Vụ tấn công kinh hoàng khiến 107 dân thường thiệt mạng. Các vụ tấn công khủng bố như thế và nhiều vụ bạo lực khác đều nhằm buộc chính phủ ngừng dẫn độ về Mỹ các đối tượng bị bắt vì buôn ma túy.

Đầu hàng và cái chết của Escobar

Cuối cùng chính phủ Colombia phải nhượng bộ và trùm ma túy Escobar tự nộp mình năm 1991. Tuy nhiên, hắn ra điều kiện chỉbị giam tại một nơi đặc biệt do hắn tự thiết kế, tài trợ và xây dựng. “Nhà tù” La Catedral không giống trại giam mà giống một lâu đài xa hoa, nơi Escobar có thể đóntiếp không giới hạn khách khứa.

Với những đặc quyền riêng, trùm Escobar lại tiếp tục chỉ đạo đế chế bất hợp pháp của hắn từ trại giam. Sau khi biết được tình trạng này, chính phủ đã cố di chuyển Escobar vào năm 1992. Vì chiến dịch di chuyển được tiến hành cẩu thả, Escobar trốn thoát và một lần nữa bắt đầu gây chiến với nhà nước.

Lần này, quyền lực của ông trùm đã giảm nhiều bởi nhiều đồng minh đã bỏ Escobar và danh sách đối thủ ngày càng nhiều lên. Sau 18 tháng Escobar lẩn trốn, nhà chức trách cuối cùng cũng phát hiện nơi ở của Escobar tại Medellin vào cuối năm 1993 và tiêu diệt hắn trong cuộc đột kích sau đó.

Trùm ma túy Pablo Escobar bị tiêu diệt vào tháng 12.1993 - Ảnh: AP

Cao trào nội chiến giữa giai đoạn 1990 và 2002

Trong thời gian đó, FARC và các nhóm nổi dậy khác đã tận dụng khoảng thời gian khi chính phủ bận đối đầu với trùm ma túyEscobar để tăng cường lực lượng quân sự và các hoạt động phạm tội. Cuối cùng, các nhóm này đãmở rộng cả số lượng thành viên và vùng kiểm soát.

Sức mạnh của các nhómnổi dậykhiến phe đối đầu phải củng cố lực lượng. Cuối những năm 1990, các lực lượng bán quân sự gồm nhiều thành phần trước đó đã tập hợp lại trong một tổ chức quốc gia duy nhất mang tênCác Lực lượng tự vệ thống nhất Colombia (AUC).

Cuộc đối đầu đầy bạo lực giữa AUC và các nhóm nổi dậy gia tăng. AUC đặc biệt gia tăng tàn sát những người dân được cho là “cộng tác với phiến quân” với mục đích chiếm các khu vực buôn ma túy của FARC và tách FARC khỏi nguồn thu nhập chính. Điều này lại dẫn tới việc FARC chuyển hướng tiến hành các vụ bắt cóc hàng loạt vào đầunhững năm 2.000, chặn đường trên các tuyến quốc lộ để bắt người và tống tiền gia đình nạn nhân.

Giai đoạn chuyển hướng từ năm 2002 tới 2010

Trong bối cảnh an ninh ảm đạm này, cử tri Colombia đã bầu ông Alvaro Uribe, cựu thống đốc vùng Antioqia làm tổng thống năm 2002. Với hỗ trợ quân sự mạnh mẽ từ Mỹ, Tổng thống Uribe tiến hành tấn công các nhóm vũ trang bất hợp pháp, đặc biệt vào các nhóm nổi dậy. Ông cũng tiến hành đàm phán với AUC, giám sát việc giải ngũ sau đó (do có rạn nứt nặng nề) của hàng chục ngàn tay súng bán quân sự.

Chính phủ đã giành lại nhiều vùng rộng lớn. Mức độ bạo lực giảm. Các vụ bắt cóc hàng loạt của FARC chấm dứt.

Chuyển biến này là điểm quan trọng rất lớn về mặt tâm lý đối với người dân, đặc biệt tại các khu đô thị khi một lần nữa họ cảm thấy có thể ra khỏi thành phố mà không sợ bị bắt cóc. Tuy nhiên, các bước tiến này đi kèm với cái giá của nó.

Dưới thời chính phủ của ông Uribe, quân đội và các đồng minh chính trị của ông Uribe bị chỉ trích vi phạm nhân quyền. Sau đó họ đã bị điều tra và bị kết án có liên hệ với các chỉ huy bán quân sự tàn bạo.

Tổng thống Juan Manuel Santos (trái) và thủ lĩnh FARC Timoleon Jimenez trong lễ ký thỏa thuận hòa bình ở Cuba ngày 23.6.2016 - Ảnh AFP

Năm 2010, ông Juan Manuel Santos được bầu làm tổng thống. Ông từng giữ chức bộ trưởng Quốc phòng vào thời kỳ của ông Uribe và từng chỉ đạo vài chiến dịch quân sự gây tranh cãi trong thời kỳ này.

Trong khi được dự đoán sẽ tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm, Tổng thống Santos lại gây ngạc nhiên khi chọn cách tiếp cận khác đối với vấn đề chính trị của đất nước.

Mặc dù ông Santos vẫn tiếp tục gây sức ép quân sự đối với các nhóm nổi dậy, ưu tiên chính của ông là đạt được một giải pháp mang tính đàm phán đối với vấn đề xung đột vũ trang. Từ đó ông đã đàm phán với FARC và đạt được thỏa thuận hòa bình sau 4 năm đàm phán.

Anh Đào

Anh Đào