BV huyện Củ Chi lần đầu thực hiện ca phẫu thuật mổ bắt con

Thông tin Y học - Ngày đăng : 19:31, 06/10/2016

Dù không có bất cứ một trang thiết bị, con người để thực hiện phẫu thuật nhưng khi nghe gia đình sản phụ xin được mổ tại đây vì nhà nghèo, không có điều kiện để lên bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM) đã quyết định thực hiện ca phẫu thuật bắt con đầu tiên tại bệnh viện này.

Bác sĩ Hồ Hải Trường Giang - Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM) cho hay, trưa nay (6.10), bệnh viện đã phối hợp với các bệnh viện khác phẫu thuật mổ bắt con thành công cho sản phụ Nguyễn Thị Kim Trâm (28 tuổi, ngụ ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM). Đây là ca mổ sinh đầu tiên mà bệnh viện này thực hiện được từ ngày thành lập đến nay.

“Các bác sĩ đã phẫu thuật bắt ra một bé gái nặng 3,3kg. Hiện cháu đã bú được sữa mẹ. Riêng sức khỏe của sản phụ Trâm đã dần hồiphục vàổn định. Nếu không có gì thay đổi sau 3 ngày nữa sẽ được xuất viện”, bác sĩ Giang cho biết.

Theo bác sĩ Giang, sản phụ này khám thai định kỳ tại Bệnh viện huyện Củ Chi, đến ngày sinh các bác sĩ phát hiệnsản phụ có khung chậu hẹp, không thể sinh thường được nên các bác sĩ ở đây chỉ định sinh mổ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Lúc này người nhà sản phụ khẩn thiết mong muốn được xin được mổ ở đâyvì không có điều kiện lên tuyến trên.

“Nói thật từ ngày thành lập đến nay, bệnh viện chỉ thực hiện những ca sinh thường. Do chưa có trang thiết bị và con người để thực hiện phẫu thuật nên khi nghe sản phụ mong muốn như thế tôi rất khó xử. Trước tình hình trên, tôi đã lập tức liên lạc với Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện quận Thủ Đứcnhờ hỗ trợ trang thiết bị, con người để thực hiện ca phẫu thuật này giúp sản phụ không phải tốn kém. Rất may mắn, các bệnh viện trên đã đồng ý hỗ trợ và ca phẫu thuật đã thực hiện tại đây thành công”, bác sĩ Giang chia sẻ.

Bác sĩ Giang cho biết, hiện bệnh viện chỉ mới có 1 bác sĩ sản khoa, 1 kỹ thuật viên gây mê, chưa có bác sĩ gây mê, chưa có trang thiết bị, thuốc men để thực hiện ca mổ. Do đó việc mổ để bắt con là điều không thể thực hiện được tại bệnh viện vào lúc này.

“Nếu không có gì thay đổi, vào cuối năm nay bệnh viện sẽ có thêm 2 kỹ thuật viên,3 bác sĩ chuyên khoa và1 sản khoa vềcùng với trang thiết bị kỹ thuật được chuyển về đúng như hợp đồng. Lúc đó bệnh viện có thể chủ động hơn trong việcphẫu thuật. Tất nhiên cũng cần sự hỗ trợ từ các bệnh viện khácvì bệnh viện vẫn chưa tìm ra nguồn bác sĩ gây mê hồi sức, cũng như nhiều trang thiết bị cần thiết khác”.

Bệnh viện huyện Củ Chi đi vào hoạt động từ tháng 3.2016 nhưng không có trang thiết bị, còn con người thì với quy hoạch là khoảng 70 bác sĩ nhưng chỉ có hơn 10 bác sĩ. Vì thế bệnh viện ra đời nhưng gần như không hoạt động.

Trước tình trạng “có vỏ mà không có ruột” của bệnh viện này, tháng 4.2016, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và Bệnh viện Củ Chi. Tại đây,người đứng đầu Thành ủy TP.HCM đã thẳng thắn phê bình Sở Y tế TP và yêu cầu phải có giải pháp để đưa bệnh viện này đi vào hoạt động.

Ngay lập tức Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo 10 bệnh viện lớncủa thành phố triển khai 13 phòng khám vệ tinh,khoa vệ tinh tại bệnh viện này. Phấn đấu mục tiêu đến năm 2020, Bệnh viện huyện Củ Chi trở thành bệnh viện hạng 1 hoàn chỉnh.

Hồ Quang

Hồ Quang