Mỹ và châu Âu dồn dập đặt hàng cá tra của Việt Nam

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 18:06, 11/10/2016

Sau nhiều tháng thị trường cá tra trầm lắng do thương lái Trung Quốc "bỏ ngỏ", gần đây theo thông tin từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, giá cá tra đã đổi chiều tăng lại do xuất hiện nhiều đơn hàng mới từ Mỹ, EU, Brazil...

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tính đến ngày 6.10 vừa qua, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng 2.500 -3.500 đồng/kg so với trước, lên mức 22.000 -22.500 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm 2016 đến nay. Với mức này, cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩuđều hyvọng sẽ cải thiện và bù đắp vàochi phí, vàgiá xuất khẩu có thể tăng hơn vào cuối năm nay.

Theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp lớnxuất khẩu cá tra, nhu cầu nhập khẩu tại một số thị trường lớn nhưMỹ, EU, Mexico, Brazil… đã bắt đầu tăng rõ nét do khách hàng ở những thị trường này đang tất bật chuẩn bị cho Noel và các ngày lễ lớn cuối năm cũng như đầu năm. Một số doanh nghiệp đã sản xuất đáp ứngnhiều đơn hàng giá trị lớn hơn từ 5-20% so với trước đây.

"Đây được xem là một tin vui lớn đối với những người nuôi cávà doanh nghiệp xuất khẩu cá tra giữa bối cảnh nguồn cungở mức dư thừa", VASEPnhận định.

Trong suốt nửa đầu năm nay, theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã bị đảo lộn và thất thường do thương lái Trung Quốc thu mua cá loại size lớn một cách dồn dập, ồ ạt trong một thời gian, sau đó lại dừng đột ngột.Thậm chí, thương láiTrung Quốc còn tập trung mua loại cákích cỡ, loại sản phẩm cá khác nhau không rõ mục đích và không theo quy luật như: trên 1kg/con, 700gr/con, hay đổ xô mua bao tử cá. Điều này dẫn đến việc hỗn loạn giá cá tra tại khu vực. Một số hộ nuôi cá tra trong nước chỉ vìlợi ích trước mắt đã dành cá bán cho thương lái với giá cao hơn so với nhà máy chế biến thu mua. Điều này dẫn tới việc thiếu cục bộ cá nguyên liệu cho sản xuất vàxuất khẩu.

Vào hồi tháng 8 vừa qua, giá cá tra đã có lúc rơi xuống mức đáy là 18.500 -19.000 đồng/kg, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cả người nuôi và doanh nghiệp đều gặp khó khăn do chi phí nuôi cao, trong khi giá xuất khẩu chững hoặc giảm tại nhiều thị trường lớn.

Đến hết tháng 8.2016, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, VASEPdự báo trong thời gian tới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm dần do hàng cá tra tồn kho ở Trung Quốc còn nhiều.

Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các hộ nuôi cũng cần thận trọng hơn trong việc tăng sản lượng cá quá lứa để tránh lặp lại việc khủng hoảng giá cá và thừa cá cỡ lớn như thời gian qua.

VASEPcũng cho rằng từ nay cho tới cuối năm, nhu cầu của một số thị trường lớn sẽ tăng, dự báo giá cá tra xuất khẩu sẽ còn tăng trong quý 4/2016. Tuy nhiên, cả doanh nghiệp và người nuôi nên cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng sản lượng thả nuôi và thu hoạch, tránh thả nuôi một cách ồ ạt, nên cân đối theo nhu cầu, hợp đồng đã ký với doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, 9 tháng đầu năm 2016diện tính nuôi cá tracủa toàn vùng ĐBSCL ước đạt 5.146ha, giảm 2,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước tínhđạt gần 861.000tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ do sản lượng của một số tỉnh tăng khá caonhư: Đồng Tháp đạt285,5 nghìn tấn (tăng 6,8%), Cần Thơ đạt118 nghìn tấn (tăng 27,2%).

Tuyết Nhung

tuyetnhung