Trung Quốc thử nghiệm hệ thống phóng trên tàu sân bay

Chuyển động - Ngày đăng : 09:04, 12/10/2016

Trang web USNI News của Học viện Hải quân Mỹ nhận định Trung Quốc đã đạt thêm bước tiến trong công tác phát triển hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh CATOBAR cho tàu sân bay Liêu Ninh.

Trang web USNI News của Học viện Hải quân Mỹnhận định sự xuất hiện của máy baytiêm kích Shenyang J-15 (biệt danh Cá mập bay) cùng sự trợ lực của hệ thống cất cánh và hạ cánhCATOBAR sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho công tácxây dựng các cơ sở hạ tầng trên bờ của Trung Quốc.

Giữa tháng 9, một số ảnh chụp máy baytiêm kích J-15 của Trung Quốccho thấy cómột phần bệ phóng gắn vào mũi bánh xe. Cácbệ này đượcdùng để ghép máy baychiến đấu vào bệ phóng của tàu sân bay trong quá trình cất cánh.Đây là dấu hiệu mới nhất chứng minh lời đồn về tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thốngCATOBAR.

Vẫn chưa rõ máy baychiến đấu này là mẫu mới J-15 hay là một trong sáu mẫu J-15 gốc đượccải tiến.Tuy nhiên, đáng chú ý là mẫu J-15 lần này được hỗ trợ bởi động cơ phản lực Shenyang-Liming WS-10 Taihang.

Ảnh chụp máy baytiêm kích J-15 cómột phần bệ phóng gắn vào mũi bánh xe - Ảnh: USNINews

Mặc dù động cơ WS-10 đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trên máy baytiêm kích J-11 không đối đất nhưng động cơ này vẫn chưa bao giờ hoạt động trên biển trong suốt các cuộc diễn tập cũng như chưa hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Máy bay chiến đấu mới này dường như là một trong các mẫu máy baychiến đấu dùng để thử nghiệm hệ thốngCATOBAR của Trung Quốc (được xây dựng tại căn cứ không quân Huangdicun ởtỉnh Liêu Ninh từ cuối năm 2014, đầu năm 2015, theo hình ảnh từ vệ tinh).

Huangdicun cũng là “ngôi nhà” duy nhất của dòng tiêm kích J-15 củahải quân Trung Quốc.Ngoài một số công trình hỗ trợ, một đường lộ và đường taxi mới dẫn vào khu vực, theo hình ảnh vệ tinh, tại góc Đông Bắc của căn cứ Huangdicun xuất hiện 2 bệ phóng (mỗi bệ phóng dài khoảng 140m). Trong đó có một bệ phóng hơi và một thiết bị tương tự hệ thống phóng máybay điện từ của hảiquân Mỹ (EMALS).

Trung Quốc đang xây dựng các tàu sân bay tại bãi đóng tàu gần Đại Liên. Tàu sân bay thứ 2 này cũng giống như Liêu Ninh chuyên dùng hệ thống phóngSTOBAR.

Tàu sân bay Liêu Ninh đã được cải tiến - Ảnh: Quân đội Trung Quốc

Tuy nhiên, hệ thốngSTOBAR chỉ hỗ trợ được cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Điều này ngăn cản các tàu sân bay của Trung Quốcphát huy hết tiềm năng quân sự. Vì vậy, phát triển hệ thống CATOBAR và bố trí trêntàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai sẽ giúp hoạt động hiệu quả hơn.

Các hệ thống phóng từ tàu sân bay

+ CATOBAR (Catapult Assisted Take-Off, Barrier Assisted Recovery):là hệ thống hỗ trợ cất và hạ cánh. Loại này có boong phẳng, khi cất cánh máy bay vẫn chạy đà như kiểu thông thường nhưng được hỗ trợ bởi máy phóng. Khi hạ cánh, máy bayđược giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm.

Hệ thống phóngCATOBAR giúp tàu sân bay hỗ trợ được nhiều máy baychiến đấu cất cánh cùng lúc (kể cả máy bay hạng nặng). Hầu hết các tàu sân baysử dụng CATOBAR đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các tàu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống CATOBAR. Tàu sân bay của Pháp lắp 2 hệ thống CATOBAR loại S-13 (chỉ trong 2,5 giâycó khả năng đẩy máy bay cótrọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300 km/giờ). Tàu sân bay của BrazilSan Paulo (Pháp gọi là Foch) cũng sử dụng hệ thống này.

+ STOBAR (Short Take-Off, Barrier Assisted Recovery):cũng là hệ thống hỗ trợ cất và hạ cánh. Tuy nhiên, STOBAR có công nghệ đơn giản và dễ vận hành hơn CATOBAR vàchỉ hỗ trợ được cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Cácmẫu tàu sân bay điển hình của kiểu này là tàu Đô đốc Kuznetsov, tàusân bay của Ấn Độ hoặc tàuLiêu Ninh của Trung Quốc.

Khánh Nguyên

Ngoc Khanh