Phát thải khí nhà kính của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:56, 24/10/2016

Ông Trần Thục cho rằng lượng khí phát thải nhà kính của Việt Nam so với thế giới tuy lớn nhưng lại thấp hơn các nước trong khu vực khi lượng phát thải khí nhà kính tại Trung Quốc là 0,86; Singapore: 0,78; Thái Lan: 0,495; Indonesia: 0,43; Malaysia: 0,48 và Việt Nam: 0,4225.

Kết thúc hội thảo “Những thành tựu của IPCC và các hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24.10, các chuyên gia về biến đổi khí hậu, đại diện Bộ Tài nguyên -Môi trường (TN-MT), đại diện Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã tổ chứccuộc họp báo thông tin chi tiết tới báo chí.

Phát thải CO2 tăng là xu hướng toàn cầu

Trước câu hỏi tỷlệ phát thải khí nhà kính của Việt Nam đang ở mức khá cao, ông Phạm Văn Tấn – Phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT) cho biết nguyên nhân khiến Việt Nam đứng ở “top” các quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính cao là do công nghiệp sản xuất của chúng ta vẫn là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa có sự đồng bộ.

Tuy nhiên, ông Trần Thục – Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn cho Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu cho rằng Việt Nam là nước có lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, ông Thục đưa ra các con số tỷ lệvề lượng phát thải khí nhà kính tại các nước trong khu vực như sau: Trung Quốc: 0,86; Singapore: 0,78; Thái Lan: 0,495; Indonesia: 0,43; Malaysia: 0,48 và Việt Nam: 0,4225.

Theo ông Hoesung Lee – Chủ tịch IPCC, phát thải CO2 tăng nhanh hơn khá nhiều trong 10 năm qua. Đặc biệt, trong ngành năng lượng, phát thải CO2 tăng gấp đôi so với các ngành khác, đây cũng là lýdo mức phát thải khí ở các quốc gia rất cao liên quan tới phát điện bởi các hoạt động kinh tế ngày càng tăng, tỷlệ thuận với việc sử dụng năng lượng ở các quốc gia cũng tăng lên. Đây là xu hướng toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam.

Về phía đại diện Việt Nam, ông Tấn nhấn mạnh: “Trong nội dung thực hiện kế hoạch Paris tại Việt Nam, đặc biệt để giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã tập trung vào việc sử dụng năng lượng trong mọi ngành nghề, đặc biệt là chú trọng vào năng lượng tái tạo”.

Các lãnh đạo và chuyên gia của Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện IPCC và UNDP- Ảnh: Thu Anh

Nữ giớiquan trọng trong việc giảm biến đổi khí hậu

Trước vấn đề này, Chủ tịch IPCC nói: “Đây là vấn đề vô cùng quan trọng cũng như là yếu tố để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên tham gia. Trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định ở các quốc gia thì bản thân các quốc gia cũng cân nhắc rất kỹ, rõ ràng, cụ thể về vấn đề bình đẳng giới. Đây là lýdo buộc chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, về các vấn đề liên quan đến giới cho thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Đồng thời, theo vịThư kýIPCC, có rất nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các nhóm dân chúngtrong xã hội, trong đó có một số nhóm dễ bị tổn thương hơn như phụ nữ, trẻ em, người già. Tuy nhiên, phụ nữ trong xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng khi họ có những kiến thức bản địa, kỹnăng và có thể đóng góp cho sự giảm tải tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, sự tham gia của nữ giới là vô cùng quan trọng trong vấn đề này.

Được biết, trong các quỹ tài trợ toàn cầu đều có yêu cầu phân tích và lồng ghép về giới trong hoạt động của quỹ đó. Do đó, Việt Nam trong quá trình thiết kế những hành động của chính phủ cũng luôn luôn có những lồng ghép giới trong hoạt động của mình, có sự tham gia của Hội Liên hiệp phụ nữ trong mọi hoạt động.

Các chuyên gia Việt Nam và IPCCtrong buổi họp báo- Ảnh: Thu Anh

“Thỏa thuận Paris được thực hiện tại Việt Nam trên cơ sở thúc đẩy, tôn trọng, xem xét các nghĩa vụ liên quan tới quyền con người: quyền sức khỏe, quyền của cộng đồng, của địa phương, trẻ em, người khuyết tật và những người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương cũng như quyền phát triển công bằng giới”, ông Phạm Văn Tấn nêu quan điểm.

Ngoài vấn đề về giới, vấn đề tài chính cho biến đổi khí hậucũng là điều mà nhiều quốc gia quan tâm. Được biết, trong báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) đã có 1 chương riêng dành cho vấn đề tài chính về biến đổi khí hậu. Trong hoạt động nghiên cứu cũng như các hoạt động sau này, IPCC cũng dựa trên những kết quả tìm hiểu được để tiếp tục tiến hành phân tích, đánh giá sâu hơn về vấn đề tài chính khí hậu cũng như là các vấn đề ảnh hưởng tới tài chính khí hậu trong tương lai.

Thích ứng là điềuquan trọng số 1

Xuất phát từ thực tế, Việt Nam là quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu cho biết thích ứng với biến đổi khí hậu là quan trọng số 1. Trước mắt, Việt Nam muốn phát triển thì cần phải tồn tại, để tồn tại được cần phải thích ứng. Khi tồn tại và phát triển bền vững thì việc đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là điều nên làm. Và đó là sự tương quan lẫn nhau.

“Việt Nam coi giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là quan trọng nhưng việc này đòi hỏi đầu tư nguồn lực lớn, về lâu dài có thể giúp chúng ta chuyển đổi nền kinh tế để phát triển theo hướng ứng dụng giảm phát thải khí nhà kính. Vấn đề này vẫn được coi trọng miễn sao chương trình năng lượng tiết kiệm hiệu quả được triển khai đều đặn và hiệu quả”, ông Tấn khẳng định.

ÔngPhạm Văn Tấn (ngoài cùng bên phải) và các chuyên gia của Việt Nam và IPCC - Ảnh: Thu Anh

Đồng thời, ông Mai Trọng Nhuận - Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn cho Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu phân tích rằngở Việt Namnhững hành động thích ứng làm giảm nhẹ khí nhà kính phải kể đến là: phát triển rừng ven biển, rừng ngập mặn giúp tăng khả năng lưu lượng nước, tăng sự chống chịu với thiên tai. Chủ trương nâng cao khả năng chống chịu của nông nghiệp, thủy sản… giúp giảm tiêu thụ năng lượng, hóa chất. Nuôi dưỡng, duy trì điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên giúp lưu giữ CO2 để không đẩy vào đại dương.

Theo ông Nhuận, hành động thích ứng với biến đổi khí hậucũng đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính, quan trọng hơn khi những hành động thích ứng này gắn liền với khả năng sinh kế của người dân.

Thu Anh

Thu Anh