Khó khăn chồng chất, 'ông lớn' TKV xin nhà nước giảm thuế phí
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 17:55, 24/10/2016
Báo cáo của Tổng cục Hải quan chỉ ra, tính đến ngày 15.9, tổng lượng than đá nhập khẩu của Việt Nam lên tới10,1 triệu tấn trịgiá629,5 triệu USD. Con số này đã vượt quá dự toán mà Bộ Công Thương đưa ra hồi đầu năm 2016.
Trong đó, những thị trường cung cấp than lớn cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay gồm: Úc 3 triệu tấn, Nga 2,8 triệu tấn, Indonesia 1,8 triệu tấn và Trung Quốc 1,4 triêu tấn.
Thực trạng Việt Nam nhập khẩu than tăng nhanh chóng mặt thời gian qua đã đặt nhiều nghi vấn cho rằng có phải ngành than trong nước đang gặp quá nhiều khó khăn, đến nỗi không đảm bảo được sức cạnh tranh?
Trao đổi về vấn đề này tại cuộctọa đàm "Nhập khẩu than và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia" ngày 24.10, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), cho biếthiện nay đã không còn chuyện độc quyền than nên phải có nhiều nguồn cung để đáp ứng kinh tế thị trường. Theo đó, sẽ phải tiếp tục nhập khẩu than.
Về việc nhập khẩu than tăng nhanh, ông Thọ lý giải do nguồn than trong nước không đáp ứng và giá than nhập khẩu thời gian qua cũng rẻ hơn giá than khai thác trong nước. Nguyên nhân giá than trong nước cao hơn do yếu tố đầu vào kỹ thuật khai thác than, đa số mỏ khai thác ở dưới sâu, thậm chí âm 300m so với mực nước biển, chi phí khai thác mỏ lộ thiên với hệ số bóc đất đã tăng gấp 3 lần làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản xuất than trong nước.
Ngoài ra, giá than trong nước còn chịu tác động bất lợi từ cơ chế chính sách về thuế như từ ngày1.7.2016 thuế tài nguyên môi trường tăng trung bình 3 lần nếu tính tiền cấp quyền khai thác, bản chất cũng là thuế tài nguyên tăng hơn 10%, cao hơn mức trung bình 7%.
Tuy nhiên, theo ông Thọ, giá than nhập khẩu hiện đang có chiều hướng tăng tiệm cận với giá than trong nước (giá than trong nước đã tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm) nên lượng than nhập khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm sẽ không nhiều. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp trong nước đã quay trở lại thị trường nội địa để mua than. Đây được xem làyếu tố tích cực với ngành than trong nước.
Giải pháp giảmthuế phí
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) chia sẻ hiện nay ngành than đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là việc cạnh tranh với than nhập khẩu. Vì vậy, thuế phí chính là một trong những giải pháp chính sách mà TKV mong nhà nước có thể tháo gỡ.
"Trong lúc tập đoàn đang gặp nhiều khó khăn, tôi mong muốn mức thuế phí có thể giảm. Tuy nhiên, việc giảm thuế phí sẽ chỉ làtạm thời, nếu tình hình kinh doanh của tập đoàn khả quan, mức thuế có thể điều chỉnh tăng. Tôi nghĩ điều này sẽ không chỉ giúp TKV gia tăng sản lượng mà giúptiền nộp vào ngân sách cũng ngày càng nhiều hơn", ông Biên nói.
Về vấn đề thuế phí của TKV, ông Thọcho biết BộCông Thương đã có kiến nghị để giảm thuế cho ngành than. Cụ thể, ngay từ tháng 5.2016, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó cho ngành than, đặc biệt là thuế phí. Ngày 4.10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng có văn bản điều chỉnh thuế cho ngành than để giúp ngành tăng khả năng cạnh tranh.
Để tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn, ông Biên cho biếtTKV đang thực hiện tái cơ cấu về tổ chức, cơ cấu quản lý để tạo động lực, tiết giảm tối đa chi phí, gọn nhẹ bộ máy, tái cơ cấu lao động như: tinh giản bộ máy, giải quyết chế độ chính sách sao cho phù hợp với người lao động.
"Trên thế giới đã có một số nước nhưÚc, Ba Lan thực hiện tái cơ cấu ngành than, trong đó Ba Lan đã giảm 50% lao động và giảm mộtnửa sản lượng. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu 1 lần trong vòng 3 hay 5 năm đều không thể được, vì phải thực hiện theo lộ trình dài hạn. Từ năm 2014-2015, TKV đã giảm từ 226.000 người xuống còn 113.000 người", ông Biên cho biết.
Bànvềcơ chế phát triển xuất khẩu ngành than những tháng cuối năm nay, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết sẽ phát triển ngành than theo hướng chỉ xuất khẩu than chưa dùng hết hay không có nhu cầu; tập trung xuất khẩu than cục và than cám để gia tăng giá trị.
Tuyết Nhung