Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Bộ Công thương cần xem xét về công tác cán bộ

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 13:32, 14/11/2016

Sáng 14.11, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc Bộ Công Thương và yêu cầu bộ này phải giải trình, làm rõ 8 vấn đề, trong đó có nội dung được dư luận rất quan tâm là công tác cán bộ.

Về các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Công Thương, thống kê cho thấy từ đầu năm tới ngày 5.11, Bộ Công Thương đã được giao 486 nhiệm vụ, đã hoàn thành 286 nhiệm vụ (trong đó đúng hạn 222, quá hạn 64); còn 187 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 13 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn.

Trong công việc cụ thể, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần làm rõ, giải trình 8 vấn đề, trong đó có một số nội dung đặc biệt được dư luận quan tâm trong thời gian qua như công tác cán bộ, hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn (cần lưu ý một số dự án thua lỗ), công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Riêng về công tác cơ cấu tổ chức, bộ máy và cán bộ,Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương phải tái cơ cấu trong nội bộ, sắp xếp, tổ chức lại đi liền với tinh giản biên chế.

“Vừa qua, các cơ quan cũng đã kiểm tra công tác tiếp nhận, sử dụng, đề bạt, điều động, luân chuyển cán bộ ở Bộ Công Thương. Công tác cán bộ có vấn đề, Bộ cần nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Giải trình sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận việc khắc phục khuyết điểm trong công tác bổ nhiệm cán bộ là bài học rất sâu sắc trong thời gian qua.

Cồn đối với việchiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Bộ Công Thương, và một số dự án thua lỗ.Bộ trưởng Công thươngcũng nhìn nhận thực tế đã bộc lộ vấn đề lớn trong cơ chế điều hành và sau buổi làm việc Bộ sẽ có báo cáo chính thức với Thủ tướng.

Riêng việc các dự án thua lỗ, trả lời câu hỏi“Vậy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư với các dự án này ra saokhi thẩm định, thẩm tra, phê duyệt chủ trương, đề xuất, rồiphương án xử lý, tháo gỡ, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước thế nào?” của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng,Bộ trưởng Công thươngcho biết hiện đang chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn bộ. Tuy nhiên, tình trạng này có lịch sử lâu dài 10-15 năm và thậm chí còn lâu hơn nữa nên việc rà soát không thể nóng vội.

Đối với nội dungcổ phần hoá, thoái vốn, người đứng đầu ngành công thương cho hay Bộ đã hoàn thành đúng yêu cầu thời gian nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu.

“Về Habeco và Sabeco, một loạt nguyên tắc lớn Chính phủ đề ra chúng tôi đang chấp hành nghiêm túc nhưng không thể chủ quan, vội vàng. Làm sao bán được giá cao nhất nhưng phải giữ được thương hiệu, có thể báo cáo Thủ tướng để có quyết định chính xác nhưng đảm bảo yêu cầu, như việc có thể xem xét lại lộ trình” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra trong buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề cập đến một số nội dung đáng quan tâm khác của ngành công thương như vấn đề phản ứng chính sách và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam; việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh;vấn đề môi trường liên quan tới các dự án nhiệt điện, thủy điện;công tác xây dựng chiến lược phát triển năng lượng...

Hoàng Long

Trí Lâm