Ngân sách hao hụt 10.000 tỉ đồng mỗi năm vì buôn lậu thuốc lá

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 05:48, 15/11/2016

Theo thống kê, thuốc lá lậu hiện đang gây thất thu thuế nặng nề cho ngân sách nhà nước. Năm 2012, thất thu thuế vào khoảng 6.500 tỉ đồng và đã tăng lên khoảng 10.000 tỉ đồng mỗi năm gần đây. Chưa kể dẫn tới mất việc làm cho rất nhiều người nông dân trồng thuốc lá và công nhân.

Đó là thông tin được các cơ quan chức năngđưa ra tại buổi tọa đàm "Chống buôn lậu - giải pháp trong những tháng cuối năm" diễn ra vào chiều 14.11.

Nhiều bất cập chồng chéo

Liên quan đến tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay, ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết tình trạng này diễn ra ngày càng phức tạp. Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng đã có những biện pháp quyết liệt đểchống buôn lậu, gian lận thương mại vàhàng giả. Tuy nhiên từ đầu năm 2016 tới nay, trình trạng buôn lậu thuốc lá lại diễn biến gia tăng và phức tạp.

Theo ông Cường, một trong những vấn đề đặt ra hiện naylà chế tài xử lýcòn nhiều bất cập chồng chéo, nhất là quy định mới đây trong Bộ Luật hình sự 2015 đã tạo nhiều kẽhở cho buôn lậu ngày càng phát triển.

Cụ thể, các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm được BLHS 2015 điều chỉnh tại Điều 190 và 191 đã bỏ quy định về số lượng mặt hàng phạm pháp theo các tiêu chí: lớn, rất lớn, và đặc biệt lớn khi xác định tội danh và khung hình phạt như vốn đã quy định trước đây tại BLHS 1999.

Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC quy định đối với thuốc lá điếu nhập lậu, số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn và có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, tại BLHS 2015, hàng cấm bao gồm thuốc lá điếu nhập lậu muốn xử lý hình sự thì giá trị hàng phạm pháp tổi thiểu phải bằng 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Cườngmức 100 triệu đồng này là quá cao so với quy định cũnên tính răn đe sẽ giảm đi rất nhiều, do mức tối thiểu để bị xử lý hình sự tăng tới 4,4 lần so với luật hiện hành nếu tính giá bán buôn trung bình là 15.000/bao. Mức tăng này là quá lớn trong bối cảnh kinh tế xã hội không có nhiều biến động, tiêu thụ thuốc lá toàn xã hội và giá thuốc lá trước thuế nói chung không thay đổi nhiều trong khi vấn nạn buôn lậu thuốc lá vẫn đang tiếp diễn phức tạp và có xu hướng gia tăng từ đầu năm 2016.

"Tôi cho rằng việc tăng mức tối thiểu để xử lý hình sự như vậy là chưa có căn cứ thỏa đáng đểnới lỏng lớn về pháp luật như hiện nay. Bên cạnh đó, việc định giá để xác định giá trị hàng hóaphạm pháp sẽ phức tạp, phải qua hội đồng định giá có sự tham gia của đại diện đến từ nhiều cơ quan khác nhau", ông Cường nhận định.

Ngoài ra, quy định trên cũng được lãnh đạoHiệp hội thuốc lá Việt Namcho là đi ngược lại với chính sách tăng cường các biện pháp chống buôn lậu thuốc lá trong thời gian gần đây.

Thất thu ngân sách ngày càng tăng

Theo thống kê, thuốc lá lậu hiện đang gây thất thu thuế nặng nề cho ngân sách nhà nước. Năm 2012, thất thu thuế vào khoảng 6.500 tỉ đồng và đã tăng lên khoảng 10.000 tỉ đồng mỗi năm gần đây. Chưa kể dẫn tới mất việc làm cho rất nhiều người nông dân trồng thuốc lá và công nhân.

"Năm 2015, việc tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu đã phát huy tác dụng làm giảm thuốc lá nhập lậu 30% so với năm 2014, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước gần 10.000 tỉ đồng. 10 tháng năm 2016, Hiệp hội đã hỗ trợ tiêu hủy trên 16 tỉ đồng. Tới đây, Hiệp hội sẽ nâng mức hỗ trợ tiêu hủy lên 4.500 đồng/bao từ 1.1.2017", ông Vũ Văn Cường chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp thời gian qua chính là lợi nhuận rất lớn do buôn lậu thuốc lá mang lại. Hiện nay, do mức chênh lệch giá cao giữa thuốc lá ngoại và thuốc lá sản xuất trong nước nên các đối tượng buôn lậu bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi để vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu. Mặt khác đời sống nhân dân vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức pháp luật hạn chế nên bị các đối tượng móc nối, mua chuộc tham gia vận chuyển thuốc lá lậu.

Những sản phẩm thuốc lá được sản xuất trong nước có giá thành cao do phải đóng các loại thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 65% lên 70%, thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu 135%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá tăng từ 1% lên 1,5%...). Hơn nữa, sản xuất thuốc lá trong nước vẫn chưa có loại thuốc lá nào thay thế để làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng do thuốc lá điếu sản xuất trong nước được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng Tar, Nicotin bị giới hạn theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, thuốc lá nhập lậu lại không đượckiểm soátvề chất lượng. Các kiểm nghiệm tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an và Viện thuốc lá cho biết tỷ lệ các thành phần độc hại (ví dụ như coumarin) và tỷ lệ các thành phần khác như cao thuốc lá và nicotin trong các mẫu thuốc lá nhập lậu vượt quá mức cho phép của Bộ Y tế. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng nhiều lần đưa tin về việc phát hiện các chất độc hại như coumarin, cadmium vượt quá mức cho phép trong thuốc lá nhập lậu, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Qua đó ông Tín đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu từ nay dến dịp Tết Nguyên đán 2017, cơ quan quản lý cụ thể là Bộ Công Thương cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả một cách hệ thống.

Tuyết Nhung

tuyetnhung