Con đường Brexit của Anh ngày càng xa hơn
Quốc tế - Ngày đăng : 21:33, 18/11/2016
Cụ thể, theo Tòa án tối cao Anh, chính quyền Scotland và xứ Wales có quyền có tiếng nói quyết định về thời gian chính phủ Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.
Quyết định của Tòa án tối cao Anh có nghĩa là Nghị viện Scotland có quyền phủ quyết kế hoạch thực hiện Brexit, dù trên thực tế điều này là khó có thể diễn ra.
Điều này có nghĩa là Vương quốc Anh sẽ rơi vào cảnh khủng hoảng hiến pháp toàn diện, cũng như xóa bỏ "thời gian biểu" thực hiện Brexit của chính phủ Anh.
Quyết định của tòa là một chiến thắng lớn của bà Nicola Sturgeon, Thủ hiến Scotland và đảng Dân tộc Scotland (SNP) của bà. Bà Sturgeon là người luôn khẳng định tiếng nói của người dân Scotland phải được lắng nghe, sau khi cả nước Anh chọn rời khỏi EU và Scotland thì lại muốn là một phần của EU.
Dù vậy, dự đoán chính phủ Anh sẽ nhanh chóng đệ đơn chống lại phán quyết của Tòa án tối cao. Nếu tòa tuyên án bác bỏ quyết định hiện nay vào đầu tháng 1.2017 thì kế hoạch thực hiện Brexit của bà May có thể vẫn được thực hiện đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, cuối tháng 3tới, Chính phủ Anh sẽ chính thức kích hoạt Điều 50 để đưa Anh ra khỏi EU. Lộ trình này được bà May khẳng định sẽ "không thay đổi" bất chấp phán quyết trước đócủa Tòa Thượng thẩm Anh yêu cầu trao quyền cho quốc hội của nước này, chứ không phải chính phủ, thông qua việc khởi động tiến trình đàm phán Brexit.
Tính từ khi bắt đầu kích hoạt điều 50, nước Anh sẽ phải mất 2 năm đàm phán với châu Âu nữa thì mới có thể hoàn toàn "ly hôn" với liên minh kinh tế chính trị này.
Trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 6vừa qua, hơn 60% người dân Scotland đã bỏ phiếu ở lại EU. Do đó, ngay sau cuộc trưng cầu dân ý trên với phần thắng nghiêng về phe Brexit, bà Sturgeonnhiều lần khẳng định Scotland không muốn rời khỏi EU và quyết tâm ở lại liên minh này.
Ái Vi