Có một người thầy mang tên Vũ Đức Sao Biển
Văn hóa - Ngày đăng : 10:55, 19/11/2016
Nhắc đến tên Vũ Đức Sao Biển, người ta nghĩ ngay đến những giai điệu ngọt ngào mangđậm chất Nam Bộ nhưng buồn thăm thẳm củaĐiệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Mẹ Cửu Long, Đau xót lý chim quyên…
Nhắc đến tên Vũ Đức Sao Biển dường như đâu đó hiện lên cuộc tình buồn dang dởcủa chính ông trên những đồi sim trái chín đứng soi bóng nước xuống dòng sông nơi quê nhà xứ Quảng.
Nhắc đến tên Vũ Đức Sao Biển có lẽ rất nhiều người sẽ ngân nga lên câu hátman mác buồn “Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa. Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ. Về đồi sim ta nhớ người vô bờ...” Lời ca đượm buồn chứa chan kỷ niệm về một tình yêu trong mộng tưởng thuở mười chín đôi mươi của chính ông với người con gái mang tên Thu…
Câu chuyện tình trong ca khúc Thuhát cho người của Vũ Đức Sao Biển sau này đã trở thành nhiều giai thoại đẹp. Thu hát cho người cũng được xem là một trong những bài hát hay nhất trong tân nhạc Việt Nam. Riêng với Vũ Đức Sao Biển, chính câu chuyện tình yêu lãng mạn bên đồi sim thuở nọ đã tạo cho ông nhiều nguồn cảm hứng bất tận trên bước đường âm nhạc sau này.
Thu hát cho người là tác phẩm âm nhạc đầu tay của Vũ Đức sáng tác vào năm 1968, năm ông mới vừa tròn 20 tuổi. Cũng chính bài hát này đã làm lên tên tuổi của Vũ Đức Sao Biển, từ đó người ta thường gọi ông với danh xưng kèm theo là nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Có lẽ cái danh xưng nhạc sĩ đã thành quen thuộc dễ gọi, nên cái tên thầy giáo Vũ Đức Sao Biển được ít người nhắc đến hơn. Thật ra Vũ Đức Sao Biển xuất thân từ một nhà giáo và ông gắn bó với nghề cầm phấn một thời gian rất dài.
Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12.2.1948, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán Duy Vinh, Duy Xuyên, QuảngNam. Ngoài bút danh Vũ Đức Sao Biển ông còn có một số bút danh khác như Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại khi làm báo. Ngoài tài sáng tác âm nhạc, viếtbáo, viết văn, Vũ Đức Sao Biển còn nghiên cứu về truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung của Trung Quốc.
Nghề thầy giáo chính là sự lựa chọn của ông từ thời thanh niên. Năm 18 tuổi Vũ Đức Sao Biển đã vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm ban Việt - Hán và học Đại học Văn khoa, ban Triết học phương Đông. Ông nhớ lại: “Mười tám tuổi tôi xách chiếc valy nhỏ trong đó có tấm bằng tú tài, vài bộ đồ và một chiếc đàn violon, rời Quảng Nam vào đất Sài Gòn. Tôi đi về phương Nam vì lòng lỡ yêu câu hát: "Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long/Nước chảy con thuyền xuôi dòng/Hòa những tiếng hò ấm lòng".
Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm ông đã đến Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết học bậc trung học tại trường công lập Bạc Liêu. "Tháng 10.1970, tôi đặt chân xuống bến xe thị xã Bạc Liêu. Lúc này thì "gia tài" của tôi có khá hơn: Một chiếc valy, hai chứng chỉ tốt nghiệp đại học, hai cây đàn”. Từ những ngày tháng làm một nhà giáo thanh cao ở trên quê hương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã hun đúc cho thầy giáo Vũ Hợi một tình yêu với giai điệu đờn ca tài tử của người miền Tây Nam Bộ, để rồi sau này ông quay lại quê hương thứ hai của mình sáng tác tác nên những bài ca bất hủ về vùng đất Bạc Liêu và miền đất phương Nam như:Tiếng quốc đêm trăng, Đau xót lý chim quyên, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Tình ca phương Nam, Chào Bạc Liêu…
“Năm 1975, tôi xa xứ Bạc Liêu. Năm 1999, tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung được mời về Bạc Liêu biểu diễn. Trước khi đêm nhạc chủ đề của tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung diễn ra tại rạp Cao Văn Lầu, Tỉnh ủy và UBND tỉnh có một buổi gặp mặt với các nhạc sĩ, ca sĩ. Trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Văn Út - Bí thư Tỉnh ủy, nói với tôi: “Tỉnh mình có Dạ cổ hoài lang là cái vốn quý của âm nhạc dân tộc. Ông nghiên cứu giúp làm sao phục dựng và phát triểngiá trị của Dạ cổ hoài lang”. Tôi đồng ý với ông bí thư tỉnh ủy” – nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhớ lại thời điểm mình phục dựng lại bài Dạ cổ hoài lang của soạn giả Cao Văn Lầu, một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho dòng nhạc tài tử phương Nam. Và ông đã phục dựng thành công.
Vũ Đức Sao Biển là một người thầy giáo gắn bó gần như cả đời với nghề giáo. Sau khi rời Bạc Liêu vào năm 1975, ông về TP.HCM dạy học, rồi làm báo, sau đótiếp tụcvề công tác tại Phòng Giáo dục huyện Nhà Bè. Năm 2009, thầy giáo Vũ Đức Sao Biển được mời làm thỉnh giảng môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và "Tường thuật chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật" của Khoa Báo chí - Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ông có phương pháp giảng dạy rất đặc biệt, dễ nhớ dễ hiểu mà sau này nhiều sinh viên đã ra trường vẫn còn nhớ mãi.
Sinh ra và lớn bên dòng Trường Giang xanh ngát nơi miền Trung, rồi phiêu bạt đến tận Bạc Liêu của miền Tây làm thầy giáo, sau đó trở về Sài Gòn để cư ngụ,Vũ Đức Sao Biển cũnggọi Bạc Liêu là quê hương thứ hai của mình. Riêng với Quảng Nam, dù đi xa bao nhiêu năm ông vẫn cánh cánh bên lòng hình ảnh con sông quê hương.
Trong một lần về thăm quê để thực hiện album Hoài niệm Trường Giang, ông xúc động nói: “Đường về quê nhà Quảng Nam của tôi rất đẹp. Tôi không nghĩ đến cuối đời mình lại được đóng góp chút công sức trong những hoạt động văn hóa - nghệ thuật của Quảng Nam. Tôi cứ đi và về với đất Quảng nhiều lần. Cảm thấy như là đứa con đi xa về với gia đình”.
Thật khó để tìm một danh xưngngắn gọn nhưng đầy đủ khi nói về con người tài hoa có tên Vũ Đức Sao Biển.Với một người đa tài như ông, những danh xưng riêng lẻ đứng trước tên Vũ Đức Sao Biển như: Nhạc sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo sẽ không bao giờ trọn vẹn… Nhưng với một dịpdành riêng cho những nhà giáo Việt Nam, xin gọi tên ông bằng cái têntrân trọng nhất: Thầy giáo Vũ Đức Sao Biển.
Tiểu Vũ