Doanh nghiệp thủy sản lo lắng khi lương tối thiểu tăng
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 14:41, 28/11/2016
Vào ngày 14.11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2017.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với năm 2016); Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với năm 2016); Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với năm 2016); Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2016).
Theo Vasep, hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã và đang trả lương cho người lao động cao hơn lương tối thiểu từ 50-70%. Thực tế lương tối thiểu là lương nền cho việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn nên tăng lương tối thiểu chỉ làm tăng thêm phần nộp vào quỹ bảo hiểm và quỹ kinh phí công đoàn.
Doanh nghiệp không thể lấy khoản nào để bù cho việc tăng các khoản nộp khấu trừ vào lương do tăng lương tối thiểu hàng năm trong khi năng suất lao động không tăng. Trước quyết định tăng lương tối thiểu, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu của Vasep cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu từ 1.1.2017 sẽ tiếp tục đè nặng thêm đôi vai của các doanh nghiệp. Không có cách nào khác, nếu không “gánh” nổi, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, giảm chi phí, đồng thời sức cạnh tranh sẽgiảm.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiệncó mức tăng lương tối thiểucao nhất là gần 14%, Indonesia tăng 7% và Trung Quốc tăng 10%.
Tuyết Nhung