Chất khử trùng cũ có thể trở thành vị cứu tinh trong thế kỷ 21
Thông tin Y học - Ngày đăng : 14:02, 29/11/2016
Acriflavine có khả năng chưa từng được biết đến là tăng cường hệ miễn dịch và như vậy mang lại niềm hy vọngchống lại được các loại virus và vi khuẩn kháng thuốckháng sinh.Lần đầu tiên, người Đức nói về khả năng sát trùng của acriflavine vào năm 1912. Người Đức đã sử dụng chất sát trùng acriflavine để làm lành vết thương cũng như chữa nhiều bệnh, từ bệnh lậu đến các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trước khi thuốc này bị thay thế bằng penicillin.
Mới đây, các nhà nghiêncứu ở Melbourne, Úc, đã khẳng định acriflavine có tác động kép. Một mặt, nó ảnh hưởng đến chính tác nhân gây bệnh. Mặt khác, nó kích hoạt hệ miễn dịch. Kết quả là nó loại bỏ các nhiễm trùng. Michael Gantier đồng tác giả của công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nucleic Acids Research nói rằng "Lần đầu tiên chúng tôi đã thấy acriflavine gắn kết ADN của tế bào có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của vật chủ, gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đối với nhiều vi khuẩn".
Theo những nghiên cứu gần đây, việc dùng acriflavine xử lý các tế bào phổi sẽ bảo vệ chúng khỏi rhinovirus (chủng cúm thông thường) bằng cách kích hoạt các phản ứng miễn dịch chống virus. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng hợp chất đó có thể đối phó hiệu quả cả với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn. Nhà nghiên cứu Genevieve còn khẳng định rằng acriflavine có thể được sử dụng nếu xảy ra một đợt bùng phát virus như SARS hay cúm để kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ bản trong các nhóm có nguy cơ cao.
Bước tiếp theo các nhà khoa học dự tính thiết lập mô hình tiền lâm sàng để kiểm tra cách thức acriflavine huy động hệ thống miễn dịch trong cuộc chiến chống virus và vi khuẩn.
Vũ Trung Hương