Đại sứ New Zealand: ‘Tôi muốn nông sản VN quảng bá ở New Zealand’

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:32, 05/12/2016

Đến thăm gian hàng gạo sạch Triệu Phong (Quảng Trị) tại Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2016, ông Tom Wilson, Trưởng chương trình Viện trợ New Zealand bày tỏ: “Chúng tôi đã có kế hoạch và mong muốn một ngày nào đó sản phẩm cà phê Quảng Trị sẽ được quảng bá ở New Zealand”.

Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2016 đang diễn ra tại Hà Nội đã quy tụ được hàng trăm gian hàng với hàng nghìn đặc sản từ nhiều vùng miền trên cả nước như: chuối ngự Đại Hoàng (Hà Nam), mật ong đá (Lào Cai), cà phê (Lâm Đồng), gạo sạch Triệu Phong (Quảng Trị), cam Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Năm Roi, nước mắm Phú Quốc, mắm chua Huế, tiêu Tiên Phước, chè Tân Cương, giò chả Ước Lễ…

Đặc biệt, những sản phẩm đem đến hội chợ đều là sản phẩm sạch, an toàn, không hóa chất. Đây là chương trình được Thành phố Hà Nội tổ chức hàng năm với mục đích quảng bá và phát triển thị trường cho hàng đặc sản từ khắp các vùng miền của cả nước. Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu được chọn lọc khắt khe, đa số đều cóchỉ dẫn địa lý, được chứng nhận thương hiệu...

Đến thăm gian hàng gạo sạch Triệu Phong (Quảng Trị),ÔngTom Wilson, Trưởng chương trình Viện trợ New Zealand đánh giá cao các sản phẩm tại hội chợ. Ôngbày tỏ: “Chúng tôi đã có kế hoạch và mong muốn một ngày nào đó sản phẩm nàysẽ được quảng bá ở New Zealand”.

Ông Tom Wilson, Trưởng chương trình Viện trợ New Zealand ạ trao đổi với thành viên dự án tại hội chợ

“Tôi hy vọng nông dân sẽ có được thu nhập cao hơn, đem lại những lợi ích thiết thực cho gia đình của họ. Chúng tôi lắng nghe ý kiến của nông dân để xem họ muốn gì và chúng tôi biết được người nông dân Việt Nam không chỉ cần vốn mà họ còn cần những hỗ trợ khác như kết nối với thị trường, phương pháp sản xuất… Hiện tại thì chúng tôi tập trung giúp họ trong việc kết nối với thị trường, với doanh nghiệp” –ÔngTom Wilson

Một trong những sản phẩm được đánh giá cao tại hội chợ này là gạo sạch Triệu Phong (Quảng Trị) được sản xuất theo mô hình mới với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision).

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Đào Văn Đức – Quản lý Dự án Bảo vệ môi trường huyện Triệu Phong cho biết, hiện nay việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.

“Việc này gây ra những tác hại như làm cho đất chai cứng, ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, bên cạnh đó còn làm tồn dư lượng hoá chất trong sản phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người nông dân” – ông Đức nói.

Do đó, dự án Bảo vệ môi trường huyện Triệu Phong đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên với triết lý tôn trọng tự nhiên, dựa vào nguồn lực có sẵn trong tự nhiên thay cho việc thâm canh dựa vào hóa chất.

ÔngĐào Văn Đức – Quản lý Dự án Bảo vệ môi trường huyện Triệu Phong giới thiệu sản phẩm gạo sạch Triệu Phong

Theo ông Đức, khi sản xuất theo phương pháp này người dân chủ yếu tận dụng các chất phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như thân cây chuối, cây khoai lang… qua quá trình lên men đơn giản tạo ra sản phẩm thực vật lên men (FPJ) và hoa quả lên men (FFJ) cùng với vai trò của vi sinh vật bản địa để tự tạo ra phân bón hữu cơ thay thế cho việc sử dụng phân bón hoá học.

“Qua một thời gian triển khai mô hình, sản phẩm gạo của người nông dân Triệu Phong đã có chất lượng cao hơn, sạch hơn, giá bán cao hơn gấp đôi so với việc canh tác trước kia. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục làm công tác kết nối với thị trường cho sản phẩm của người nông dân” – ông Đức nói.

Chị Nguyễn Thị Lan, một nông dân ở huyện Triệu Phong, cho biết: “Sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên này, tôi chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ tự ủ bằng cách thu gom các phế phẩm nông nghiệp và phân chuồng, quá trình chăm sóc thì sử dụng chế phẩm dinh dưỡng, phòng và trị sâu bệnh bằng nước gừng, ớt, tỏi. Mặc dù mất công từ 7 đến10 ngày phải phun chế phẩm một lần nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Ông Tom Wilson, Trưởng chương trình Viện trợ New Zealand cho biết: “Dự án mà chúng tôi đang hợp tác thực hiện cùng World Vision đã và đang mang lại lợi ích thiết thực cho những người nông dân trồng cà phê, gừng và sắn. Thông qua phương pháp canh tác tự nhiên và các kết nối thị trường, kinh tế hộ gia đình của nông dân trên địa bàn dự án đã tăng đáng kể.

Ví dụ, nông dân trồng cà phê trước đây chú trọng về sản lượng nay đã chuyển trọng tâm sang chất lượng. Họ tự hào về những hạt cà phê sạch, chất lượng cao của mình và đang bắt đầu xây dựng thương hiệu cà phê riêng để kết nối với các doanh nghiệp thu mua và chế biến uy tín.

Hiện nay đã có gần 1.500 người nông dân hai huyện Hướng Hóa và Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị tham gia vào mô hình này, sự kiến sắp tới sẽ có thêm khoảng 1.000 nông dân nữa.

Theo bà Trần Thu Huyền, Trưởng đại diện tổ chức World Vision tại Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững cho hộ gia đình là chìa khóa để xóa nghèo và góp phần đảm bảo an sinh cho trẻ em.

Để hiện thực hóa triết lý này, World Vision chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các chính phủvà doanh nghiệp nhằm thay thế hoạt động viện trợ truyền thống với hiệu quả ngắn hạn bằng việc cung cấp các công cụ, nguồn lực và liên kết thị trường cho hộ nông dân nghèo, hướng đến các tác động mang tính lâu dài.

Sau đây là một số hình ảnh tại hội chợ:

Hoàng Long

Trí Lâm