Vụ giám đốc cầm súng bắn chỉ thiên: Có vi phạm pháp luật?
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:31, 07/12/2016
Tối 5.12, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video quay cảnh cãi vãcủamột người phụ nữ với một người đàn ông khiến nhiều người xem bức xúc. Người đàn ông đượcxác định là Bùi Đức Phương, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ an ninh Việt Nhật. Nơi xảy ra sự việclà văn phòng công ty của ông Phương ởđường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM.
Trong đoạn clip,bà Nguyễn Thị Thúy (SN 1971, ngụ quận Tân Bình) đã tranh cãi với ông Phươngvề việc côngty chậm trả lương cho con bà,số tiền 4 triệu đồng. Trong lúc cự cãi, ông Phương đãlấy súng ra dí vào đầu bà Thúy, sau đó thì bắn chỉ thiên để hù dọa.
Sau khi sự việc xảy ra, sáng 6.12, Công an quận Tân Bình đã mời ông Phương và bà Thúy lên cơ quan chức năng để làm việc. Tại đây ông Phươngthừa nhận các hành vi nói trên.
Việc làm của ông Phương đã khiến không ít người phẫn nộ, bất bình bởi hành vi coi thường pháp luật. Nhiều ngườithắc mắcviệc ông Phương nổ súng bắn chỉ thiên để hăm dọa bà Thúy có vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư Trương Minh Hiếu (Văn phòng luật sưHuỳnh Minh Luật, đoàn luật sư TP.HCM) đã nêu quan điểm về vấn đề này. Theo luật sư Hiếu, trước tiên phải xác định người đã nổ súng (hoặc công cụ hỗ trợ)đó là ai và đã được phép sử dụng vũ khí hoặc công cụ hỗtrợ đó hay chưa. Chính vì thế, cần xác định khẩu súng của ông Phương đã bắn là loại súng gì, qua đó biết chính xác đây là súng hay công cụ hỗ trợ.
Theo quy định của pháp luật, công ty dịch vụ bảo vệ được phép trang bị công cụ hỗ trợ, trong đó cácloại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này. Tuy nhiên, các công ty này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền điều tra là người nổ súng đó đã sử dụng loại gì và có được phép sử dụng vũ khí hay công cụ hỗtrợ hay không thì căn cứ vào pháp luật hiện hành như Điều 13 của Pháp Lệnh số 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗtrợ, quy định Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, nếu người nổ súng đó không thuộc đối tượng được phép sử dụng vũ khí (nếu cơ quan điều tra xác định đó là vũ khí quân dụng) thì tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm mà xử lý hành chính hay xử lý pháp luật hình sự theoĐiều 233 và 234 Bộ Luật Hình sự hiện hành.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý và sử dụng được quy định tại Pháp lệnh về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vàNghị định 25/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành.
Nếu súng không phải công cụ hỗ trợ thì việc sử dụng cần phải có giấy phép và cũng phải tuân thủ các quy định trong hai văn bản dẫn chiếu trên.
Nếu sử dụng súng là vũ khí quân dụng không có giấy phép, thì người đàn ông này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 230 Bộ Luật Hình sự 1999.
Theo quan điểm cá nhân của luật sư Hiếu, việc ông Phương sử dụng súng như trong clip được đăng tải trên mạng xã hội là sai quy định. Tuy nhiên, nếu xác định súng người giám đốc này sử dụng là công cụ hỗ trợ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ- CP, với các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm theo quy định tại Điều 10 của nghị định.
Cơ quan chức năng cũng cần làm rõ hành vi có thể cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng. Theo luật sư Hiếu, dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng việc sửdụng súng (công cụ hỗ trợ) của ông Phương vẫn gây hoang mang trong dư luận. Đây vẫn là hành vitrái pháp luật nên cần xử phạt thật nghiêm, qua đó giáo dục, răn đe với chính đương sự và phòng ngừa chung cho xã hội.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra quận Tân Bìnhđang tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.
Cũng trong ngày 6.12, bên lề phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khóa IX, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP cho biết đã tiếp nhận thông tin vụ việc. Hiện UBND TP.HCM đang chờ báo cáo của lực lượng chức năng. Ông Phong cũng thểhiện quan điểm bất bình với hành vi dùng súng đedọa người khác của ông Phương.
Các trường hợp được nổ súng quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
Điều 22. Quy định nổ súng
1. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng.
b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay.
c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
3. Các trường hợp nổ súng gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ.
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
e) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại.
f) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin.
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin.
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
4. Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.