Cư dân Trái đất đã có ngày Thiên thạch quốc tế
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:09, 13/12/2016
Như vậy, LHQmuốn thu hút sự chú ý của dư luận xã hội quốc tế đối với nguy cơ các thiên thạch có thể va vào Trái đất.
Sở dĩ LHQ chọn ngày 30 tháng 6 vì ngày này năm1908, thiên thạch Tunguska đã đâm vào Trái đất đến giờ vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và dư luận xã hội. Thiên thạch hay còn gọi là tiểu hành tinh - những thiên thể vũ trụ kích thước nhỏ, quay xung quanh Mặt trời cũng như ở giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, một khi rơi xuống Trái đất có thể gây thiệt hại rất nghiêm trọng.
Thiên thạch Tunguska đâm vào Trái đất và phát nổ vào năm 1908 ở ven sông Tunguska (Nga). Có giả thiết cho rằng sự kiện đã được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổitừ khoảng cách 5 đến 10km trên bề mặt Trái đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấnthuốc nổTNT, đã làm đổ khoảng 60 triệu cây, thiêu cháy nhà cửa, người và gia súc trên diện tích 2.150km vuông.
Đến nay sau hơn 100 năm,vụ nổ này vẫn là đề tài được đem ra mổ xẻ nhiều lần. Không hề để lại một hố lõm, hay bất cứ dấu tích gì khác của một vụ va chạm thiên thạch, chính điều này đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong việc tìm ra nguồn gốc đích thực của thiên thạch này. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng,một tảng thiên thạch lớn đã bay qua Trái đất và nổ tung thành nhiều mảnh nhỏ. Thậm chí có giả thiết ly kỳ cho rằng cái đã thực sự tạo ra vụ nổ ngày hôm đó là một con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh hay là một hố đen vũ trụ.
Vũ Trung Hương