Nhiều ngư dân mất mạng do tàu đánh cá không có... nhà vệ sinh
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:47, 22/12/2016
Tin mộtngư dân trên tàu cá miền Trung đi vệ sinh trong đêm bị rơi xuống biển mất tích hôm 13.12 khiến nhiều ngư dânở cảng cá Vàm Láng xôn xao bàn tán.
Ông Nguyễn Văn Sáu (56 tuổi, ngụ khu phố 2, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), có thâm niên hơn 30 năm làm tài công trên tàu cào đánh bắt xa bờ,nói: “Tội nghiệp! Chắc tay này mới xuống tàu làm ngư phủ, gặp sóng to gió lớn nên xui xẻo như vậy.Ở giữa biển khơi mênh mông, ban đêm ai cũng lo ngủ lấy sức, chỉ có tài công tập trung điều khiển tàu, nên lỡ rớt xuống biển là cầm chắc mất xác vì không ai hay biết”.
Ông Sáu kể, bước chân xuống tàu đánh bắt xa bờ làm nghề ngư phủ là phải chấp nhận nhiều mối nguy hiểm chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tàu đang hoạt động trên biển. Chính vì vậy mà mỗi ngư dân khi xuống tàu làm việc đều phải học tất cả mọi chuyện, từ việc sử dụng các ngư cụ, cách ứng xử, ăn ngủ trên tàu đến… việc đi vệ sinh.
Tài công Nguyễn Văn Sáu kể chuyện “đu dây làm xiếc” đi vệ sinh trên tàu cá
“Chủ yếu là học kinh nghiệm từ người đi trước lâu năm truyền dạy lại cho người mới vào nghề. Người mới xuống tàu làm ngư phủ sợ nhất 2 chuyện: say sóng nôn ói tới mật xanh mật vàng và đi vệ sinh trên biển.
Nhưng say sóng nôn ói chỉ vài ngày là hết, còn chuyện đi vệ sinh thuộc về “kỹ năng” của từng người, bởi chỉ cần sơ suất chủ quan là có thể rơi xuống biển mất mạng, mất xác”, ông Sáu cho biết.
Theo ông Sáu, từ xưa đến nay trên tàu đánh cá không được bố trí nhà vệ sinh, nên mỗi khi có nhu cầu thì ngư dânmạnh ai nấy ra 2 bên hông tàu, ngồi ngay trên be để tự giải quyết xuống biển.
Trên tàu đánh cá, phần boong trước mũi và boong sau lái đều chất đầy ngư lưới cụ và các phương tiện phục vụ việc đánh bắt hải sản, chỉ còn 2 lối đi rộng khoảng 1m dọc theo cabin là nơi để các thuyền viên, tài công “đi toa lét” khi có nhu cầu.
Đặc điểm của tàu đánh cá là có rất nhiều dây thừng, nên mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh thì các ngư dântìm 1 đoạn thừng, 1 đầu được buộc vào nơi chắc chắn trên tàu, còn đầu kia thì thì họ cầm chặt trong 1 tay, sau đó leo ngồi trên be tàu mà “hành sự”.
Những lúc trời yên biển lặng hoặc tàu đang neo đậu thì việc leo lên be tàu đi vệ sinh chẳng có gì đáng ngại. Nhưng ngư dânsợ nhất là những khi sóng to gió lớn, con tàu liên tục nhảy chồm chồm quăng quật nên chuyện tuột tay khỏi dây bám rơi xuống biển xảy ra như cơm bữa.
“Nếu bị rớt xuống biển lúc ban ngày thì anh em trên tàu nghe kêu cứu sẽ xúm lại quăng dây, quăng phao vớt lên. Nguy hiểm nhất là ban đêm, sóng to gió lớn, tàu đang di chuyển mà đi vệ sinh bị rơi xuống biển thì không ai hay biết, nên ngư dânthường mất tích vì biển cả mênh mông, trời tối như mực, biết đâu mà tìm”, ông Sáu bảo.
Theo tài công Võ Văn Điểu (Năm Điểu, 65 tuổi, ngụ ấp Lăng, hơn 40 năm lái tàu cào đôi) ông từng chứng kiến nhiều người những ngày đầu xuống tàu đánh cá sợ đến mức phải lấy dây cột thân mình vào 1 nơi thật chắc chắn rồi mới dám ra be tàu đi vệ sinh mà “mặt cắt không còn hột máu”.
Nhưng lâu ngày mọi người đều quen, dù mỗi khi trời nổi giông bão, biển nổi sóng to thì chuyện đi vệ sinh của ngư dânchẳng khác nào “làm xiếc” với tính mạng, nhưng họ vẫn phải “giải quyết” vì không thể nhịn được đến khi trời yên biển lặng.
“Nhưng cứ 1-2 tháng lại nghe tin có người mất tích trong lúc đi vệ sinh trên biển, chủ yếu xảy ra với ngư dân mới vào nghề trên các tàu miền Trung”, ông Năm Điểu cho biết.
Không gian chật hẹp là nguyên nhân chính khiến tàu cá không thể có nhà vệ sinh
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 1.200 phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản trên biển, trong đó có 886 tàu có công suất trên 90CV đủ khả năng vươn ra khai thác các ngư trường xa bờ, nhưng không tàu nào có thiết kế nhà vệ sinh.
Điều kỳ lạ là thời gian gần đây các chương trình hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ chỉ tập trung trang bị máy móc, phương tiện hiện đại nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng thủy sản chứ không hề đề cập đến chuyện… làm nhà vệ sinh trên tàu phục vụ nhu cầu thiết thực và giảm thiểu rủi ro, tai nạn cho ngư dân.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá do Bộ NN-PTNT ban hành ngày 1.6.2015 thì tàu đánh cá khi ra biển hoạt động phải đảm bảo có đủ hàng chục thiết bị an toàn như: xuồng cấp cứu, phao bè cứu sinh, pháo hiệu, đèn hiệu, máy thu phát vô tuyến, ra đa, máy thu định vị vệ tinh…
Nhưng trong bộ quy chuẩn này hoàn toàn không đề cập đến hạng mục nhà vệ sinh trên tàu cá. Mộtcán bộ của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biếttừ trước đến nay hạng mục nhà vệ sinh không nằm trong quy chuẩn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn, thiết kế của tàu đánh cá!
Nhiều chủ tàu đánh cá tại cảng cá Mỹ Tho xác nhậnthiết kế tàu khi đóng mới hoàn toàn không có hạng mục này. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích tàu cá quá chật hẹp nên các chủ tàu không thể làm nhà vệ sinh trên tàu, dù biết rằng nếu có thì ngư dân sẽ dễ chịuhơn.
Theo tài công Nguyễn Văn Sáu, thông thường mỗi chiếc tàu hành nghề cào xa bờ có chiều ngang 6m, dài 22m với khoảng 10 thuyền viên hoạt động, có giá ít nhất 4-5 tỉđồng. Mỗi khi ra khơi, gần như toàn bộ phần boong tàu được dành chỗ cho ngư lưới cụ và các phương tiện đánh bắt khác.
Bên trong cabin nhỏ hẹp dùng chứa lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho cả chuyến đi gần 100 ngày và 1 gian bếp nhỏ. Các thuyền viên mỗi người chỉ được phân chia 1 chỗ ngủ rất chật hẹp trong cabin, nên toàn bộ bong tàu không còn diện tích để làm nhà vệ sinh.
“Từ xưa đến nay bước chân xuống tàu đánh cá là ngư dânphải chấp nhận việc bám dây thừng, ngồi trên be tàu để đi vệ sinh, nên khi đặt đóng con tàu mới thì không ai thiết kế hạng mục nhà vệ sinh cho tàu.
Nhiều người nói làm nhà vệ sinh trên tàu sẽ xui xẻo, nhưng theo tui, việc không thiết kế nhà vệ sinh trên tàu cá chỉ do nguyên nhân không có chỗ trống, chứ không có ai kiêng cữ điều gì”, ông Sáu cho biết.
Hùng Thanh