Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM không đồng tình việc đấu thầu thuốc
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:18, 28/12/2016
PGS-TSPhạm Khánh Phong Lan – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí tại buổi cung cấp thông tin về công tác đấu thầu cung ứng thuốc cho bệnh viện trên địa bàn TP.HCM vào chiều 27.12.
Theo bà Lan, việc tổ chức đấu thầu rất tốn kém, mất nhiều thời gian, ngành y tế chỉ cần đưa ra khung giá, sau đó các bệnh viện áp vào khung giá đó mà mua. Nếu các bệnh viện có quan hệ tốt với nhà cung ứng thuốc, mua được giá rẻ hơn khung giá ban hành thì có lợi cho bệnh viện.
“Nhiều bệnh viện tư nhân hiện nay có tổ chức đấu thầu thuốc đâu nhưng vẫn đảm bảo có thuốc cung ứng, giá cả hợp lý. Chúng ta tổ chức đầu thầu, vô hình trung khiến nhiều nhà cung ứng thuốc có chất lượng, giá cả hợp lýkhông thể tham gia đấu thầuvì họ không đáp ứng được yêu cầu hồ sơ mời thầu”, bà Lan nói.
Bà Lan cũng thừa nhận công tácđấu thầu thuốc hiện naycủa ngành y tế TP.HCM còn nhiều điều bất ổn, chưa hợp lý. “Trong cái xấu, cái nguy cơ thì chúng tôi chọn cái ít nguy cơ nhất, chứ thật ra thuốc thì không cầnđấu thầu, chỉđàm phán giá để đưa ra khung giá mua”, bà Lan chia sẻ.
Báo cáo về công tác đầu thầu thuốc năm 2016, ông Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Quản lý dược (Sở Y tế TP.HCM) cho biết sau 2 năm (2014 và 2015) thực hiện đấu thầu tập trung, năm 2016 Sở Y tế TP cho phép các bệnh viện tự tổ chức đấu thầu rộng rãi. Việc làm này giúp các bệnh viện tự chủ động nguồn thuốc của mình, tránh tình trạng thiếu thuốc.
Các bệnh viện tự xây dựng danh mục thuốc, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc theo các quy định của pháp luật. Trong danh mục thuốc phải cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các nhóm thuốc, ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước, số lượng phù hợp với nhu cầu, phác đồ điều trị, khả năng tài chính, không có thuốc có hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế, dạng phối hợp không phổ biến nhưng giá lạicao bất thường.
“Năm 2016có 32 đơn vị y tế tham gia đấu thầu, chủ yếu là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của TP với hình thức đấu thầu rộng rãi, trong đó có 2 bệnh viện quậnhuyện (Bệnh viện quận 2 và Bệnh viện quận Thủ Đức). Các đơn vị y tế còn lại sẽ áp thầu”, ông Dũng cho hay.
Cũng theo ông Dũng, tổng trị giá của gói đấu thầu thuốc trong năm 2016 là9.535 tỉđồng. Các bệnh viện sẽ công bố kết quả trúng thầunăm 2016 vào tháng 2.2017, chậm nhất là vào tháng 3 tới. Trong thời gian chờ đợi kết quả đấu thầu năm 2016, các đơn vị y tế được gia hạn hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
“Một điểm mới trong đấu thầu thuốc năm 2016 là chúng tôi quy định giá thuốc trúng thầu và thanh toán với nhà thầu ở đơn vị mua sắm không được cao hơn 5% so với giá thuốc cùng tên thương mại trúng thầu thấp nhất của các cơ sở y tế công lập TP trong khoảng thời gian 6 tháng”, ông Dũng nói.
Ngoài ra ông Dũng cho biết Sở Y tế TP tổ chức đấu thầu tập trung cho 178 loại thuốc, chủ yếu là các biệt dược để phục vụ cho các bệnh viện.
Đề cập đến việc các đơn vị trúng thầu không cung ứng đúng với loại thuốc trúng thầu mà cung cấp loại thuốc tương đương do giá thuốc trúng thầu tăng cao, bà Lan cho biết sẽ có biện pháp xử lý.
“Nếu vì lý do khách quan nào đó, chẳng hạn do sự cố trong việc sản xuất loại thuốc trúng thầu thì chúng tôi xem xét để tạo điều kiện, nhưng nếu phát hiện vì lý do giá thuốc trên thị trường tăng lên, nhà thầu không muốn cung ứng thuốc đã trúng thầu mà cung ứng một loại thuốc tương đương khác thì sẽ có chế tài ngay. Chúng tôi sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong năm tới”, bà Lan khẳng định.
Hồ Quang