Răng giả kháng khuẩn mọc liền vào xương
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 21:41, 29/12/2016
Công nghệ nha khoa mặc dù khá phát triểnnhưng việc lắp răng giả vẫn còn rất lâumới hoàn hảo. Nhiễm khuẩn khoang miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây các biến chứng khi trồng răng giả. Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Basque (Tây Ban Nha) đã phát triển các lớp phủ mới cho răng cấy ghép, ngoài việc chống được vi khuẩn còn góp phần vào sự hình thành của mô xương quanh răng giả.
Theo Hi-news, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Beatrice Polla đứng đầuđã tạo ra được 3 phiên bản của lớp phủ, lớp mới nhất trong số đó đã được cấp bằng sáng chế. Theo thống kê, khoảng 10% tổng số răng giảđã trồng bị nhổ bỏ do nhiễm khuẩn hoặc các rối loạn trong quá trình hình thành xương quanh răng giả.
Trước đó, một nhóm chuyên gia đã tạo ra một chất giúp xương phát triển xung quanh răng giả và cố định răng giả, bước cần thực hiện tiếp theo là tạo cho lớp phủ những đặc tính cần thiết để chống lại nhiễm trùng.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã sử dụng một phương pháp tổng hợp gọi là sol-gel để chuyển dung dịch với các chất cần thiết thành dạng gel. Silic được chọn làm thành phần chính nhờ có khả năng kích thích sự phát triển xương. Cuối cùng, các chuyên gia đã bổ sung thêm các chất kháng khuẩn khác nhau vào gel và như vậy hình thành các lớp phủ khác nhau.
Một lớp trong số đó nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Lớp này được tạo ra từ một loại vật liệu phân hủy theo thời gian, dần dần giải phóng các chất kháng khuẩn. Một lớp có công dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng đã xác định, được làm từ vật liệu phân rã nhanh.
Lớp phủ cuối cùng đã nhận được bằng sáng chế nhằm sử dụng trong các phòng khám nha khoa. Có thể phủ lớp này lên vị trí răng giả bị nhiễm trùng mà không cần phải nhổ chiếc răng giả.
Hiện cả ba phiên bản của lớp phủ vẫn còn phải trải qua một loạt các thử nghiệm lâm sàng, nhưng các chuyên gia hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến trình ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn nha khoa hiện đại.
Vũ Trung Hương