Chuẩn bị hàng phục vụ Tết: Hà Nội chi 23.500 tỉ đồng, gấp rưỡi TP.HCM
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 06:15, 03/01/2017
Giá cả thị trường tết vẫn mang tính thời sự
Hiện nay, nhiều địa phương đã lên hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Đinh Dậu 2017. Trong đó, đáng chú ý, nhiều khu vực đã mạnh tay chi hàng chục nghìn tỉ đồng, chẳng hạn như: Hà Nội chi 23.500 tỉ đồng, TP.HCM chi 17.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nộicho rằngcần lưu ýviệc cam kết không tăng giá và đảm bảo chất lượng hàng hóa kinh doanh trên thị trường. Đó là hai điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất.
"Bài học phục vụ Tết Bính Thân 2016 vẫn còn đó khi Hà Nội công bố có 32.000 tấn rau tham gia thị trường nhưng đến tết thì giá rau, cà chua lại tăng gấp 3-4 lần nhưng chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Có lực lượng hàng hóa lớn nhưng điều quan trọng là hàng hóa đó là của ai? Ai quyết định giá bán quỹ hàng hóa đó trên thị trường?", ông Phú nói.
Theo ông, hiện ngành Công Thương một số tỉnh, thành phố chỉ nắm được quỹ hàng hóa bình ổn khoảng 30% lực lượng, còn lại 70% là lực lượng tiểu thương chưa được tổ chức chặt chẽ, song đây lại là đối tượng nắm quỹ hàng hóa lớn nhất để phục vụ thị trường.
Minh chứng rõ nhất là từ23 Tết đến 29 Tết, năm nào cũng vậy, một số mặt hàngnhư: gà ta, giò không lạnh, thủy hải sản cao cấp, rau quả cao cấp... đều xuất hiện với số lượng ít ở các siêu thị và các công ty nhà nước. Trong khi đó, các tiểu thương lại là đối tượng quyết định giá bán trên thị trường chung, mức tăng giá thường từ 20-30% so với trước 23 Tết.
"Thực tế, bài học về điều hành giá cả thị trường tết luôn mang tính thời sự ở các thời điểm phục vụ nhạy cảm", ông Phú đánh giá.
Giá cả 2017 tiếp tục chịu áp lực
Về giá cả năm 2017 tới, vị chuyên gia này dự báo sẽ có nhiều yếu tố tác động, khiếngiá cả tăng lên trong năm tới. Cụ thể, từ tháng 1.2017, mức lương cơ sở sẽ tăng 7,4% lên 1,3 triệu đồng /tháng, cùng thời gian này mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp cũng tăng 6,7% đến 7,5%. Quý 1/2017 dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng và tăng trong cả năm từ 9% - 15% so với 2016. Một số giá cả khác như giá lương thực thực phẩm do biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh, môi trường cũng tác động vào giá cả. Giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của 31 địa phương còn lại sẽ được điều chỉnh trong năm 2017.
Trước những diễn biến trên, ông Phú đề xuất cần phải có những giải pháp cơ bản để hạn chếtác động vào chỉ số giá như tiếp tục kiểm soát một số mặt hàng độc quyền như xăng dầu, điện nước trên nguyên tắc kiểm soát được giá thành của những mặt hàng đó. Cụ thể là nghiên cứu xem có thể bỏ lợi nhuận định mức của kinh doanh xăng dầu, xem xét việc điều hành quỹ bình ổn xăng dầu, đặc biệt là các yếu tố hình thành giá các mặt hàng độc quyền phải được công khai minh bạch cho mọi người được biết một cách rộng rãi để giám sát.
Về hệ thống phân phối quốc gia, nếu cắt giảm bớt các chi phí kinh doanh, giảm bớt một vài khâu trung gian vô lý thì giá cả những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm sẽ đến tay người dân, sẽ giảm được 5% - 10%.
"Điều quan trọng là các doanh nghiệp bán lẻ phải nhận thức được rằnghiện nay họ đã hưởng lợi nhuận kinh doanh quá mức mà họ được hưởng. Cần đảm bảo lợi nhuận hợp lý trước hết cho khâu sản xuất, đó là cái gốc phát triển bền vững của xã hội. Tiến tới từng bước Quốc hội luật hóa việc phân phối lợi nhuận giữa các khâu của quá trình sản xuất và phân phối tiêu dùng ở Việt Nam cũng như cách mà nước Thái Lan đã áp dụng", ông Phú cho hay.
Về thuế VAT tiêu dùng, hiện 1kg thịt lợn bán ở các siêu thị và các công ty có áp dụng thuế VAT, người tiêu dùng vẫn phải chịu thêm 10.000 đồng, các loại hàng hóa khác cũng tương tự, phải chịu một mức thuế khá cao là từ 5% - 10%. Theo đó, ông Phú kiến nghị trong điều kiện sức mua còn yếu, giá cả đang đứng ở mức cao vô lý trên thị trường, Quốc Hội nên xem xét sớm tạm thời điều chỉnh mức thuế VAT hiện nay, 2 loại 5% và 10% xuống 4% và 7% tùy theo nhóm hàng cụ thể để kích thích sức mua và phát triển sản xuất mạnh mẽ hơn.
Về tạo nguồn cung cho bán lẻ, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn, năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Giải quyết bàitoán chuỗi cung, trước hết các mặt hàng thiết yếu cho thị trường như gạo, thịt các loại, rau củ quả. Nếu thực hiện được những điều này thì sẽ góp phần giảmnhiệt của chỉ số CPI hàng năm và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở thị trường nội địa trước sức ép thâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
Tuyết Nhung