Đại án Phạm Công Danh: Hàng chục người vào tù sau khi vay ngàn tỉ
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 20:37, 06/01/2017
Chiều 6.1, tiếp tục diễn ra phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra thất thoát 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Trong phiên xử này, hầu hếtcâu hỏi xoay quanh những khoản vay khoản 5.000 tỉ đồng của 14 công ty (trong đó có 12 công ty của bị cáo Danh) tại VNCB. Sau khi thống kê, cơ quan chức năng cho rằng có khoảng gần 2.100 tỉ đồng không thể thu hồi được.
Trong những giám đốc của các công ty ma này có nhiều người là lái xe, rửa xe, phụ hồ được đưa lên làm giám đốc. Từ đây những người này kývào cáchợp đồng vay hàng trăm tỉ đồng. Phần lớn số tiền vay được chuyển cho ông Danh, sau đó chuyển cho bà Hứa Thị Phấn (đứng đầu nhóm Phú Mỹ, nắm giữ hơn 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín) và ông Trần QuýThanh (Chủtịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát).
Những bị cáo liên quan trong vụ án (trừ Phạm Công Danh) hầu hết được xác định là không hưởng lợi trực tiếp từ những hành vi vi phạm pháp luật nên không phải khắc phụchậu quả nhưng vẫn bị phạt tù. Toàn bộ thất thoát tại VNCB, bị cáoDanh phải sử dụng toàn bộ tài sản mình có để kê biên, đảm bảo thi hành án, khắc phục hậu quả.
Trên thực tế, việc làm của Phạm Công Danh đã khiến nhiều người khác vướng vào vòng lao lý.Ví như bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hương Việt) là người đứng ra thuê mảnh đất tại đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM, khóc nức nởkhai rằng: “Bản thân bị cáo được thuê làm giám đốc, nhưng các con dấu, tài khoản và mọi thứ khác đều không biết gì”…
Có bị cáo từng khai: “Tôi vốn dĩ là bảo vệ, lương tháng được 5 triệu. Khi được thuê làm giám đốc lương thành tổng 10 triệu. Bị cáo chỉ việc kývào các hồ sơ vay, chứ không hề làm gì khác và cũng không có chuyên môn gì”.
Nhiều bị cáo chỉ mới học đến lớp 5, lớp 7 hay lớp 12, không có chuyên môn, nghiệp vụ gì về kinh doanh, dịch vụ nhưng cũng được thuê làm giám đốc với mức lương…5 triệu đồng/tháng để ký vào các hồ sơ vay hàng chục,thậm chí hàng trăm tỉ đồng.
Với hy vọng khắc phục hậu quả, liên quan đến các lô đất tại khu vực sân vận động Chi Lăng, TP.Đà Nẵng, bị cáo Danh luôn bày tỏ mong muốn được tạo điều kiện để Tập đoàn Thiên Thanh (hiện tại do vợ và em trai bị cáo điều hành) được tham gia đàm phán với các đối tác. Bị cáoDanh cho rằng khu đất ấy ít nhất giá trị 250 triệu USD. Nguyên Chủ tịch VNCB muốn bán được giá cao, qua đó có tiền khắc phục hậu quả..
Trong một nội dung khác, tại phiên tòa lần nàyluật sư Lê Văn Nam (Đoàn luật sư TP.HCM) có hỏi bị cáo Lê Khắc Thái (nguyên phó chủ tịch Hội đồng tín dụng VNCB)về trách nhiệm, hành vi vi phạm về khoản vay của hai công ty Quốc Thịnh và Đại Hoàng Phương là hơn 650 tỉ đồng (xác định thiệt hại hơn 470 tỉ). Bị cáo Thái cho biết: “Bị cáo chỉ là người duyệt hồ sơ, khi đầy đủ hồ sơ bao gồm cả tờ trình về thẩm định giá tài sản rồi trình cho cấp trên. Bản thân bị cáo không có trách nhiệm hay quyền hạn về việc quyết định việc có cho vay số tiền 650 tỉ đồng này".
Còn bị cáo Lâm Kim Thu (nguyên trưởng phòng kế toán VNCB, cùng có trách nhiệm về khoản vay 650 tỉ giống bị cáo Thái), người chỉ có nghiệp vụ về kế toán được đưa lên làm thành viên Hội đồng Tín dụng chi nhánh Sài Gòn của VNCB, thìkhai bản thân không có nghiệp vụ nên không đánh giá hết được rủi ro trong các khoản vay. Vì thế sau khi duyệt hồ sơ đã đưa cho cấp trên xét, duyệt và chuyển cho Tổ Thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thẩm định.
Riêng trong khoản vay 650 tỉ đồng này có đến hơn 500 tỉ đồng được chuyển vào tài khoản ông Danh, sau đó bị cáo Danh chuyển cho bà Phấn, ông Thanh. Tại tòa, bị cáo Danh có đề nghị thu hồi số tiền này để khắc phục hậu quả với lýdo “đây là số tiền vi phạm mà có, mong được cơ quan chức năng thu hồi để khắc phục hậu quả”.
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 9.1.2017 tới, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 25.1.2017.
Hồ Đông