Bê bối chính trị tại Hàn Quốc đang đe dọa Samsung
Quốc tế - Ngày đăng : 12:14, 18/01/2017
Samsung là nhà nhà sản xuất khổng lồ từ tàu chở hàng cho tới điện thoại thông minh, là một trong những động lực chính của nền kinh tế Hàn Quốc. Nhưng giờ đây, số phận của nhà lãnh đạo tập đoàn lớn nhất này lại liên quan đếnbê bối chính trị đã làm lay chuyển đất nước từ tháng 11 tới nay.
Ngày 16.1, các công tố viên Hàn Quốc đề xuất bắt giữPhó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong, người trên thực tế là ông chủ tập đoànkhi thay cha quản lý công ty. Theo các công tố viên, ông Lee bị cáo buộc đã đưa hối lộ cho Tổng thống Park Geun-hye và bạn thân của bà để kiếm được những lợi ích chính trị cho bản thân.
Thông tin bắt giữ này, cùng với hàng loạt khó khăn mà Samsung đã phải chịu đựng trong thời gian qua có thể "nhấnchìm" tập đoàn khổng lồ này trong bối cảnh họ đang cố tái cơ cấu hệ thống quản lý của mình.
Việc thu hồi Samsung Note 7 khiến công ty mất hàng tỉ USD trên toàn cầu và việc công ty không có người lãnh đạo chính thức trong 2 năm qua được xem là những thách thức quá lớn đối với Samsung.
Nếu ông Lee bị bắt, tác động của thông tin này không chỉ gói gọn trong Samsung mà còn ảnh hưởng đến nền dân chủ non trẻ của Hàn Quốc. Một khi công ty quan trọng nhất đất nước bị tổn thương thì sự lãnh đạo của các chính trị gia Hàn Quốc cũng rơi vào vòng xoáy hỗn loạn.
Ông Lee là người điềm tĩnh, quyết đoán vàđược xem là một nhân tố tốt để trở thành lãnh đạo đế chế kinh doanh khổng lồ của gia đình. Thế nhưng cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc hiện nay như là giọt nước tràn ly trước tình cảnh các công ty "chaebol" (tài phiệt) của Hàn Quốc có quá nhiều đặc quyền đặc lợi. Các "chaebol" là những định chế công nghiệp khổng lồ, gia đình trị được xem là bản sắc của Hàn Quốc.
Chỉ riêng một mình Samsung đã chiếm tới 20% sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc trong những năm qua. Quyền lợi của những công ty khổng lồ này đang là thách thức nghiêm trọng với pháp luật. Những năm gần đây, nhiều cuộc chiến pháp lý chống lại các "chaebol" đã được khơi màu nhưng với kết thúc là việcchính phủ ân xá cho các nhà công nghiệp.
Nếu ông Lee bị bắt giữ, những đặc quyền của "chaebol" coi như chấm dứt và nền kinh tế nước này có thể rơi vào khủng hoảng. Ngược lại, nếu ông Lee không bị bắt thìsự bất công trong lợi ích nhóm vẫn còn và đó sẽ là một thách thức cho nền tư pháp Hàn Quốc.
Theo các công tố viên, ông Lee đã đưa hối lộ để bà Park ủng hộ quyết định sápnhập 2 công ty con của Samsung trong năm 2015. Việc sáp nhập này được các nhà phân tích chỉ ra rằng có mục đích là để giúp ông Lee thừa kế quyền kiểm soát công ty từ cha mình. Trong một tuyên bố ngày 16.1, Samsung phủ nhận cáo buộc hối lộ hoặc việc "yêu cầu không phù hợp liên quan đến việc sáp nhập các công ty con của Samsung hoặc quá trình chuyển giao lãnh đạo".
Tuy nhiên, kể cả khi bị kết tội thì ông Lee cũng gần như không phải ngồi tù một ngày nào. Bản thân cha của ông Lee từng bị kết án vì tội "Cổ cồn trắng" (dùng quyền lực tư lợi bất hợp pháp) và được ân xá 2 lần.
Thậm chí, nếu ông Lee thực sự bị bắt thì sức ảnh hưởng đến các công ty con của tập đoàn này cũng khó xảy ra. Samsung quá lớn nêncác công ty thành viên của nó gần như được quản lý độc lập. Vì vậy một số chuyên gia cho rằng Samsung vẫn có thể hoạt động trơn tru mà không cần có người đứng đầu.
Thiên Hà (theo CNBC)