Nỗi buồn của ông đồ cuối cùng còn sót lại trên 'phố ông đồ' Trương Định
Sự kiện - Ngày đăng : 21:34, 18/01/2017
Năm nay 37 tuổi, đãcó 10 năm ông đồ Nguyên Hải trải chiếu ngồi ở vỉa hè này, từ cái thuở phố ông đồ mới thành lập, còn nhộn nhịp,tấp nập nam thanh nữ tú đến xin chữ mỗi độ xuân về.
Không khăn đóng, áo dài chỉn chu như những ông đồngoài Cung văn hóa Lao động hay Nhà văn hóa Thanh niên, ông đồ Nguyên Hải mang nét phong trần, bụi bặmcủa một nghệ sĩ. Nguyên Hải mở đầu câu chuyện, bằng chất giọng buồn bã: "Chỉ còn mình êntôi còn ngồi ở đây, cố bám nghề cho chữ.Các ông đồ khác bỏ nghề, tản mác đi hết rồi".
"Anh Bùi Hiến là ông đồ nổi tiếng, kỳ cựu nhấtở đây mà còn nghỉ rồi. Từ khi má mất, ảnh buồn chán, không còn tâm trí cầm bútnữa, chỉ ở nhà uống rượu giải sầu. Tôi nhớ, ngày xưa khi má còn sống, trưa nào ảnh cũng bỏ khách chạy về nhà lo cơm nước cho bàchu đáo, xong xuôi mới chạy ra làm. Từ khi ảnhnghỉ,linh hồn của phố ông đồ ở đây cũngtan biến theo", Nguyên Hải nói thêm.
Ông đồ Nguyên Hải lẻ loi bên vỉa hè đường Trương Định vắng khách
Giọng tiếc nuối, Nguyên Hải nhớ lại cái thời huy hoàng của phố ông đồ Trương Định: "Ngày xưa, gần Tết, cả đoạn phố dài có hàng chục ông đồ khắp nơi đổ về, trải chiếu mài mực tàu,viết thư pháp. Mỗi ngày tôi kiếm được cả triệu đồng. Đâu như bây giờ, có khi 4-5 ngày chẳng thấy có một người khách. Ngày nào đông khách nhất, tôi kiếm cũng chưa được hơn 300 ngàn đồng".
Ngồi cả buổi, một người khách tấp xe vào. Ghi hai câu chúc của khách yêu cầu vào tờ giấy nhỏ, Nguyên Hảimài nghiên mực, chuẩn bị công việc cho chữ... Tay cầm bút lông, Nguyên Hải bắt đầu phiêu bồng nhữngđường nét "phượng múa, rồng bay". Câu "Chúc mừng năm mới" đen trũi dần hiện ra trên tấm giấy dó màu đỏ...
"Nghề viết thư pháp đang mai một lắm", ông đồ duy nhất còn sót lại trên phố ông đồ Trương Định xưa cũ tâm sự
Trong lúcđợi ông đồ Nguyên Hải viết hai câu chúc tết vào hai tấm giấy dó, người khách tên Phạm Hoàng Phú tâm sự: "Phố ông đồ ở đây gắnnhiều kỷ niệm với tôi lắm. Mỗi độ xuân về, tôi đều đi cùng bạn bè ra đây chụp ảnh, xin chữ về treo trong nhà. Hômnay muốn tìm lại kỷ niệm xưa, tôi chạy ra đây tìm anh Hải, nhờ viết câu chúc xuân... Nhìn phố ông đồ đìu hiu, tôi buồn quá".
Ông đồ Nguyên Hải xen vào câu chuyện: "Ai nói nghề này còn hưng thịnh, làm ăn khấm khálà đangtự lừa dối mình. Nghề này đãmai một lắm rồi. Bây giờ,người ta lo cơm áo gạo tiền, hiếm cònngười đixin chữ như xưa.Tôi cố bám víu vì yêu nó thôi, chứ rất trồi, sụt về thu nhập. May mắn tôi còn có thêm nghề vẽ, mới có thể đắp đổi qua ngày, nuôi vợ, nuôi con, chứ không là chết".
Hai câu chúc vừa viết xong, chị Mỹ Loan, người vợ của ông đồ Nguyên Hải liền cầm hai tấm giấy dó ra đặt nhẹ nhàng dưới thảm cỏ xanh bên vệ đường, phơi nắng, chờ ráo mực. Hai tấm giấy dó nằm chơi vơi bên dòng xe cộ xuôi ngược, không biết tết năm saucòn thấy nữa hay không?
Chị Mỹ Loan đang phơi hai tấm giấy dó có hai câu chúc tết dochồng mìnhvừa viết xong trên vỉa hè đông đúcxe cộ qua lại
Cầm 100 ngàn tiền công của anh khách, Nguyên Hảicười vui. Bất chợt ông đồ đọc thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu".
Nhận hai tấm giấy dó hai câu chúc, người thanh niên Phạm Hoàng Phú hào hứng tiếp lời:
"Ông đồvẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồnở đâu bây giờ?".
Người khách nói lời cám ơn ông đồ Nguyên Hải, vội vã hòa vào dòng xe cộ đông nghẹt. Ông đồ mỉm cười,dõi mắt nhìn theo... Vỉa hè đường Trương Định vắng hoe, ông đồ lại ngồi lẻ loi...
Bài, ảnh: Dương Cầm