8 điều kiêng kỵ và 4 điềm lành trong ngày Tết Nguyên đán
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:00, 26/01/2017
Xem thêm:Thanh niên xăm trổ đấm thẳng mặt gã chồng đánh vợ giữa đường Sài Gòn
Xót xa người chở hoa bị ô tô nổ lốp tông chết sáng 29 Tết ở Hà Nội
8 điều kiêng kỵ ngày Tết
Theo quan niệm của ông bà ta, trong ngày đầu năm mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người. Vì vậy, người Việt cần kiêng kỵ một số điều sau:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng 1 đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Kỵ xin lửa: Ngày mùng Một Tết, người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
Kiêng quét nhà: Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Hồng Kông, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Kỵ vay mượn hay trả nợ: Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Những món ăn nên kiêng: Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Tránh đánh rơi đồ: Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Không nói điều rủi: Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Tránh xuất hành mùng 5: Ngày mùng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn”).
Mời bạn xem thêm clip 10 điều cấm kỵ ngày Tết được thực hiện bởi hai bạn trẻ Duck Trần và Tú Bùi. Clip được làm dưới dạng hoạt hình hài hước, dễ nhớ làm nhiều người thích thú.
4 điềm lành trong ngày Tết
Hoa mai: Sau Giao thừa, đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “hoa khai phú quý”.
Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu có hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”.
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
Xem thêm:4 phim ngắn về Tết Nguyên đán lấy nước mắt triệu người
Clip Táo Quân được xem nhiều nhất mọi thời đại
Hoàng Kiều yêu rồi chia tay Ngọc Trinh: Người giàu không bao giờ ngu?!
Clip giang hồ cầm mã tấu đánh người trên phố, xử lý nhanh kẻ móc túi ngày Tết
Đàn em Ngọc Trinh chửi xéo Hoàng Kiều thậm tệ, chị gái rút lại lời chúc phúc
8 cô gái mặc váy ngắn và quần short hỗn chiến ở Biên Hòa, đánh luôn nhân viên bảo vệ
Nhân Hoàng (tổng hợp)